![]() |
Nhiều công nhân mong muốn được giảm tiền trọ vì dịch Covid-19. Ảnh N. Nga |
Những việc làm tốt được lan tỏa như công đoàn vận động chủ nhà trọ giảm tiền thuê trọ cho công nhân gặp khó khăn vì dịch; các mạnh thường quân phối hợp với công đoàn để hỗ trợ suất ăn cho người lao động mất việc vì Covid-19 hay nhiều nhà hảo tâm cùng chung tay hỗ trợ gạo để tặng cho người nghèo… Những việc làm ấy đáng quý, đáng trân trọng biết bao. Tuy nhiên, vẫn có nhiều công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn TP. HCM, Bình Dương chưa được hỗ trợ giảm tiền nhà trọ, điện, nước. Nhiều người lao động đã phải nghỉ việc ở nhà, đồng lương bị giảm khiến họ vô cùng khó khăn.
Liên hệ với anh Nguyễn Đạt, trọ gần Khu công nghiệp VSIP 1, Bình Dương, anh tâm sự: “Hôm rồi, chủ trọ đưa giấy nộp tiền tôi bất ngờ quá. Tiền nhà trọ không được giảm, tiền điện thì tăng vọt còn hơn cả tiền phòng. Mọi tháng, tiền phòng của tôi là 1 triệu đồng, tiền điện khoảng 5 trăm nghìn nhưng đến tháng này, tiền điện lên đến 1.148.000 đồng, tiền nhà trọ vẫn giữ nguyên 1 triệu đồng. Tôi có nói với chủ trọ, thì người ta bảo chưa thất nghiệp mà giảm cái gì. Hiện tại, vợ tôi làm công nhân nghỉ việc gần tháng nay, còn tôi làm lái xe, buổi chạy, buổi nghỉ, tiền lương kiếm được hạn hẹp lắm”.
Anh Đạt cũng cho biết thêm, rất mong muốn được chủ trọ hỗ trợ tiền phòng và xem xét lại tiền điện vì 4.000đồng/1kwh điện là cao so với thị trường. Nếu tháng sau, tiền điện còn nhiều hơn tiền phòng trọ chắc chắn anh sẽ nói chuyện với chủ trọ về vấn đề này.
Trao đổi với phóng viên Cuộc sống an toàn, chị Nguyễn Hồng đang làm việc tại Khu công nghiệp Việt Hương cũng chia sẻ rằng, chưa nghe thấy chủ trọ nói giảm tiền phòng.
“Tôi có đọc báo thấy rằng nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Bình Dương được các chủ trọ giảm tiền nhà mà tôi mong lắm. Mong chủ trọ chỗ tôi cũng giảm tiền thuê phòng hỗ trợ công nhân chúng tôi phần nào. Công nhân nhiều nơi đã phải nghỉ việc hay giảm ngày làm… Công ty tôi tuy chưa đến mức như vậy nhưng cuộc sống bệnh dịch cũng rất khó khăn, chi phí sinh hoạt tăng lên, còn bao nhiêu vấn đề phải chi tiêu khác. Cho nên thật sự, anh chị em chỗ trọ chúng tôi mong được giảm tiền phòng lắm”, chị Hồng bộc bạch.
Chị Hồng kể, mọi người trong khu trọ và công ty ai cũng ngán cảnh bệnh dịch lắm rồi. Người thì vợ/chồng phải nghỉ việc trông con, người thì mất việc, cuộc sống muôn vàn khó khăn. Bây giờ được hỗ trợ giảm tiền trọ cũng là một sự an ủi lớn đối với người lao động. Nhiều gia đình công nhân mà chị Hồng biết bây giờ thất nghiệp cả, muốn về quê cũng không được, ở lại thì nhiều chi phí phát sinh, tiền nhà trọ cũng là một nỗi lo lớn.
Còn chị Thanh, công nhân may ở Thủ Đức cũng cho biết, chỗ chị chủ trọ vẫn chưa giảm tiền phòng. “Tôi cũng có nghe mấy chị em trên công ty nói chỗ này chỗ kia được giảm tiền nhà trọ vì ảnh hưởng của dịch Covid. Nhưng chỗ tôi trọ thì chưa. Tôi còn công việc nên cũng thấy mình may mắn. Việc giảm tiền phòng trọ tôi cũng rất mong muốn nhưng chủ trọ không đồng ý thì biết thế nào. Đành cố gắng vậy”, chị Thanh chia sẻ.
LĐLĐ TP. HCM và LĐLĐ Bình Dương hiện nay đã rất quyết liệt trong vấn đề vận động các chủ nhà trọ trên địa bàn giảm tiền nhà trọ để giúp người lao động gặp khó khăn trong mùa dịch. Thiết nghĩ, sự khó khăn mà dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng là toàn quốc và trên toàn thế giới. Chính vì vậy, các chủ nhà trọ nói riêng dù đang gặp khó khăn cũng nên chung tay cùng công đoàn hỗ trợ người lao động ít nhiều trong việc thuê nhà. Với công nhân hiện nay, giảm tiền nhà được 100.000 đồng cũng đáng quý.
![]() Tính đến 7h sáng ngày 12/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 1,77 triệu người nhiễm virus corona ... |
![]() Những việc làm “nhân ái” ngày một nhiều, đấy là những nỗi lo lắng dành cho nhau trong thời buổi gian nan, là nỗi lo ... |
![]() Bên kia đầu dây, giọng anh T. (bệnh nhân số 243 dương tính với Covid-19) chợt nghẹn lại. Anh tâm sự: "Bản thân tôi cũng ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
