![]() |
Phòng trọ công nhân ở thường chỉ rộng khoảng 15 mét vuông. Ảnh N.N |
Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung, trước ngày 15/2/2022, Bộ sẽ trình với Chính phủ, báo cáo với Thường vụ Quốc hội thông qua việc tiến hành giải ngân 6.600 tỷ đồng hỗ trợ người lao động.
Dự kiến sẽ có 5 chính sách hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp. Trong đó có việc hỗ trợ tiền mặt cho người lao động đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm trong 3 tháng. Người lao động trở lại thị trường lao động sẽ được hỗ trợ tiền nhà trong 3 tháng nhưng mức cao gấp đôi.
Công nhân lao động ở TP.HCM cũng như các tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Bình Phước… rất quan tâm đến gói hỗ trợ trên. Theo tìm hiểu của phóng viên Cuộc sống an toàn, đa số người lao động đều lo lắng về thủ tục để nhận hỗ trợ. Nếu quá phức tạp thì họ sẽ không có khả năng nhận. Hơn nữa, nhiều công nhân lao động ở trọ hiện nay chưa được chủ nhà trọ đăng ký tạm trú.
![]() |
Anh Linh trong căn phòng trọ của mình tại TP. Thủ Đức. Ảnh N.N |
Anh Dương Văn Linh, quê Kiên Giang, đang làm việc tại Khu Công nghệ cao (TP. Thủ Đức) cho biết, bản thân chưa biết gì về thông tin sẽ được nhận hỗ trợ 3 tháng tiền nhà. Anh Linh cũng bày tỏ lo lắng liệu thủ tục để nhận hỗ trợ có đơn giản hay không?
Anh Linh kể, hai vợ chồng từ Kiên Giang lên TP. HCM làm việc đã hơn 5 năm. Đây là lần đầu tiên anh được biết đến chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Trong hơn 5 năm qua, vợ chồng anh Linh phải trả tiền thuê trọ mỗi tháng khoảng 2,5 triệu đồng (cả tiền điện, nước). So với thu nhập của công nhân thì vợ chồng anh chỉ đủ trang trải cuộc sống, không có tích lũy. Chưa kể, thời điểm dịch bệnh Covid căng thẳng, vợ chồng anh Linh đều tạm ngừng việc, phải vay tiền cha mẹ ở quê để đóng tiền trọ.
“Nếu thực sự được hỗ trợ tiền thuê nhà trong 3 tháng, vợ chồng tôi vui mừng lắm! Tôi chỉ mong thủ tục hỗ trợ thật đơn giản để anh em công nhân có thể dễ dàng nhận được tiền”, anh Linh bộc bạch.
![]() |
Bà Hoa hỗ trợ người lao động thuê trọ rất nhiều. Ảnh: Đào Hoa |
Bà Đào Thị Hoa, là chủ của hàng chục căn phòng trọ trên đường Phạm Văn Chiêu, phường 14, quận Gò Vấp, TP. HCM. Bà Hoa vẫn luôn giảm tiền thuê và cho công nhân nợ tiền phòng trọ… vì thấy họ rất khó khăn. Đặc biệt, trong đợt dịch Covid-19, bà Hoa đã giảm từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng cho công nhân lao động thuê trọ. Bà Hoa còn phối hợp với các đoàn thể hỗ trợ nhu yếu phẩm cho người lao động ở trọ và quanh khu vực.
Bà Hoa cho biết, trong điều kiện khó khăn như hiện nay, việc hỗ trợ 3 tháng tiền nhà cho người lao động là một việc rất nhân đạo. Công nhân thuê trọ đa phần ở xa đến TP. HCM lập nghiệp, tiền lương còn ít, nhiều khoản chi tiêu nên rất cần được giúp đỡ.
Không chỉ có Công đoàn, chính quyền đang nỗ lực hỗ trợ người lao động đang ở nhà trọ, các doanh nghiệp cũng thuê nhà trọ cho công nhân ở miễn phí. Công ty TNHH Việt Nam Samho (huyện Củ Chi, TP. HCM) đã thuê khoảng 70 phòng trọ tại huyện Củ Chi để cho công nhân vào ở miễn phí. Các khu nhà trọ cách nhà máy khoảng 5 phút đi bộ. Mỗi phòng khoảng 20 mét vuông, giá khoảng 1 triệu đồng/tháng, chưa tính tiền điện, nước.
![]() |
Tiền thuê phòng của công nhân tại TP. HCM dao động từ 1 triệu đồng đến 2, 5 triệu đồng. Ảnh N.N |
Tại Công ty New Apparel Far Eastern Việt Nam (Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú, Bình Phước) cũng có chính sách thuê phòng trọ cho công nhân lao động đến làm việc. Theo đó, nếu người lao động sau khi được nhận vào làm việc, nơi ở cách công ty khoảng 40 km trở lên, có nguyện vọng sẽ được công ty thuê trọ và chi trả toàn bộ chi phí. Đến thời điểm hiện tại đã có hàng chục công nhân lao động được hưởng quyền lợi này khi làm việc tại công ty.
Bà Trần Thị Toan, cán bộ công đoàn chuyên trách tại Công ty New Apparel Far Eastern Việt Nam cho biết, chính sách này được công ty thực hiện từ giữa năm 2021 đến nay. Người lao động làm việc tại công ty sẽ được ở ghép trong một phòng trọ. Ngoài ra, công nhân lao động cũng được ở cùng người thân trong phòng trọ mà công ty thuê.
Nhằm hỗ trợ người lao động được an cư lạc nghiệp, LĐLĐ TP. HCM cùng các công đoàn cơ sở thương lượng để doanh nghiệp hỗ trợ nhà ở cho người lao động. Bên cạnh đó còn vận động chủ trọ miễn, giảm tiền phòng cho công nhân. Về lâu dài TP. HCM cũng có kế hoạch xây dựng nhà ở xã hội, cải tạo các khu trọ xuống cấp, đảm bảo chỗ ở an toàn cho lao động ngoại tỉnh.
![]() Việc tổ chức xét nghiệm RT-PCR Sars-CoV-2 do LĐLĐ TP Hải Phòng tổ chức, nhằm giúp sớm sàng lọc các trường hợp nhiễm Covid-19 trong ... |
![]() Việc thống kê số công nhân lao động thuê trọ ở lại Hà Nội không về quê đón Tết sẽ được gửi về LĐLĐ TP ... |
![]() Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi gần đây cho biết, TP.HCM đang lên phương án xây dựng một triệu căn nhà giá rẻ để ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
