
Ba người đàn ông ấy là: Đồng Văn Tuấn (quê ở Nam Định, nghề nghiệp là tài xế xe ôm công nghệ), Hoàng Anh Tuấn (quê Nam Định, hiện là sinh viên) và Phạm Quốc Luật (quê Hà Tĩnh, đang là thợ nhôm kính).
Dù ở chung con ngõ, trước đám cháy, họ không hề quen biết nhau. Nhưng, trước đám cháy ấy, với lòng trắc ẩn và sự quả cảm, họ đã có một màn “teamwork” (làm việc nhóm) đỉnh cao để cứu thành công người gặp nạn.
Khi đám cháy xảy ra, từ những nơi khác nhau, cả ba đã cùng có mặt.
Với kinh nghiệm nghề nghiệp, anh Luật chủ động mang một cái búa ra ngay khi biết tin đám cháy. Tới nơi, anh Luật thấy Hoàng Anh Tuấn đang giữ thang cho Đồng Văn Tuấn leo lên tầng 3 tòa nhà hỏa hoạn, nơi có những cánh tay cầu cứu với ra.
Anh Luật chuyển cho Đông Văn Tuấn búa để Tuấn đập. Thể hình cao 1 mét 68, nặng 50 cân, một tay vịn vào cửa sổ sắt, một tay văng người ra đập.
Tuấn đã đập trật cả khớp tay.
Thấy vậy, anh Luật ở dưới có bảo “Anh xuống đi, em lên xử lý cho”. Và Luật lên, Tuấn đứng ngay dưới ôm Luật để Luật có điểm tựa vững vàng khi đập.
Mất thêm chừng hơn 1 phút, họ đã đập được một lỗ thủng đủ để cứu 3 người.
Tôi vẫn tự hỏi động lực nào khiến họ làm được như thế?
Khi thấy đám cháy, về lý thuyết, bản năng sinh tồn thường thúc đẩy con người ta tránh càng xa càng tốt.
Nhưng họ lại lao vào. Không những lao vào, họ còn thực hiện rất nhiều những thao tác nguy hiểm như treo mình trên tầng cao; đứng dưới giữ thang cho một cái búa chục cân văng lủng lẳng trên đầu.
Chưa kể, họ không màng tới bản thân mình khi thấy người lạ đập tường có vẻ đuối sức, họ sẵn sàng băng lên “thay ca”.
Tất cả chỉ vì mục tiêu chung là cứu người. Và câu trả lời đơn giản được chính họ nói ra khi được hỏi về khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong cái đêm định mệnh ấy.
Họ đều nuối tiếc vì không thể cứu được nhiều người hơn và cảm thấy ám ảnh với những ánh đèn flash hay những tiếng kêu cứu từ đồng loại mà lực bất tòng tâm.
Đó là lòng trắc ẩn thẳm sâu mà có lẽ ngày thường, chúng ta ít thấy.
Tôi cũng ngạc nhiên khi nghĩ lại, gần như sau mỗi đám cháy, lại xuất hiện những những người hùng. Và câu trả lời chung của họ từ anh Nguyễn Ngọc Mạnh đỡ cháu bé tầng cao tới các người hùng trong đám cháy đều là: “Ai trong tình cảnh tôi cũng làm thế”.
Có vẻ, đó không phải là câu nói khiêm nhường xã giao mà là nội tâm thực tế của mỗi người trong cơn nguy biến.
Và, người hùng không phải là thứ gì phi phàm chỉ có thể ngưỡng mộ chứ không mấy người làm được.
Thực tế, trong trái tim mỗi người đều có lòng trắc ẩn. Khi đứng trước những thử thách liên quan tới mạng người, nó sẽ được thắp sáng lên.
Nói thế không phải phủ nhận sự quả cảm của những người đã lao vào đám cháy. Chỉ là, nếu xâu chuỗi thêm các câu chuyện khác về những người hùng, chúng ta có quyền tin vào bản thân mình, cộng đồng mình và những người xung quanh.
Trong sâu thẳm trái tim mỗi người luôn có một “người hùng” ở đấy.
Vấn đề là, không ai muốn những người hùng phải liều mình mãi. Và cũng không ai mong người dân phải “sắm lấy cái búa để đầu giường phòng nhà mình cháy” (câu của Hoàng Anh Tuấn).
Điều người dân cần là an toàn phòng chống cháy nổ tốt hơn nữa để không có những thảm cảnh tương tự và không phải nhìn thấy những sự liều mình tương tự.
Mỹ Anh
|
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
