Nếu muốn cãi nhau với cả thành phố, anh hãy đứng giữa đám đông và dõng dạc tuyên bố: quán phở A ngon nhất Hà Nội. Hai phần ba thành phố sẽ cãi nhau với anh. Đó là một thông điệp rất thật ở Hà Nội nói riêng hay Việt Nam nói chung khi bàn về khẩu vị.
Khẩu vị là thứ vô cùng vô tận, hương vị món ăn, cách thức chế biến cũng vậy. Nên, khi một thương hiệu “có số má” như Michelin, từ bên ngoài nhảy vào lựa chọn các món ăn, các nhà hàng “chất lượng cao” thì lập tức, phản ứng trái chiều là khó tránh khỏi.
Chưa kể, cách thức “chấm điểm” cũng như quy trình thực hiện của Michelin được giấu kín. Họ có một đội “thanh tra” gồm cả các đầu bếp, những người mang khẩu vị toàn cầu và cả những người bản địa sành sỏi. Đội ngũ này sẽ âm thầm ghé các nhà hàng trong vai thực khách. Rồi họ đánh giá chất lượng đồ ăn dựa vào những tiêu chí bí mật của hãng.
Đây là điểm rất mạnh của Michelin bởi họ không phụ thuộc vào lượt đánh giá của số đông. Họ tin vào đội ngũ chuyên gia của mình. Và chính điều này đã khiến cho bản danh sách Michelin công bố mỗi năm là một lần giới ẩm thực dậy sóng. Cách thức này đã giúp họ định vị trong lòng người yêu du lịch, ẩm thực cả hơn 100 năm qua trước bao đổi thay từ thời không có sách hướng dẫn du lịch tới lúc người người review, nhà nhà đánh giá.
Cách Michelin và quần chúng ẩm thực của Việt Nam hoạt động là thế. Sự bất đồng từ tiêu chí của hai phía nảy sinh trong quá trình này. Những người mộ điệu đồ ăn bản địa cho rằng, Michelin đã dành quá ít thời gian để đánh giá các quán hàng ở Việt Nam. Các quán được chọn, nhiều quán cũng ngon nhưng nó không có tính đại diện, không phải là ngon nhất.
Còn phía Michelin cho rằng những đánh giá của họ dành cho khách hàng của họ, những người đi du lịch cần những hàng quán an toàn, ngon và lôi cuốn. Cần nhắc lại, Michelin là thương hiệu lốp xe Pháp. Họ ra cuốn cẩm nang quán ăn chỗ nghỉ để kích cầu du lịch ô tô nội địa và châu Âu. Người dân đi du lịch nhiều hơn thì lốp xe nhanh hỏng hơn, họ chóng bán được hàng hơn. Qua năm tháng, cuốn cẩm nang quán ăn Michelin vững vàng như một thực thể độc lập và vươn tầm ảnh hưởng ra toàn cầu. Nên, họ vừa giữ tôn chỉ cũ là an toàn, ngon nghẻ cho khách du lịch, vừa cập nhật cái mới là tính toàn cầu hóa trong khẩu vị.
Nhìn tỏ những khác biệt này sẽ thấy những cuộc tranh cãi có phần vô bổ. Bởi hai bên đang nhìn từ hai hướng khác nhau của vấn đề. Với người bản địa, quán ngon đôi khi là quán gần nhà, với biết bao kỷ niệm, và cả những kết nối với chủ quán hay các thực khách khác. Ở đó, chúng ta thấy an toàn, ngon miệng cùng những cảm xúc ấm áp. Còn với khách du lịch, họ không thể có những thứ đó. Nên lựa chọn của Michelin chỉ là gợi mở cho những du khách đặt chân đến một vùng đất lạ.
Còn với mỗi người, ngôi sao trên bếp đôi khi không phải là những đầu bếp trứ danh hay quán hàng nổi tiếng. Đó đơn giản là bữa cơm của mẹ với cơm cá kho với canh cà. Hay là một bữa ăn ấm cúng đầy đủ thành viên trong gia đình. Ngôi sao trong lòng người ấy là tối thượng, được cá nhân hóa tuyệt đối. Và không một bảng danh sách nào có thể nêu được.
Chiều ngược lại, những ngôi sao Michelin không đánh giá được niềm hạnh phúc của người đầu bếp. Họ cũng thường không thuyết phục hoàn toàn được những người bản địa. Nhưng, đó là những cú huých rất lớn với ngành du lịch ở một cường quốc ẩm thực đa tầng, đa vị.
Năm nay mới là năm đầu tiên Michelin xếp hạng hàng quán Việt Nam. Họ cần thêm thời gian để tiếp tục tìm hiểu ẩm thực xứ sở này. Và dù những tranh cãi còn đấy, thậm chí sẽ thêm nữa trong những năm tiếp theo song điều Michelin Guide cung cấp cho du lịch Việt là những chấm sao trên bản đồ ẩm thực thế giới.
Dù người ta có đồng tình với bảng xếp hạng của hãng lốp này không thì điểm sáng này không thể chối bỏ.
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
