Người lao động

"Ngôi nhà chung" của những người lao động tự do giữa trời nắng như đổ lửa tại Hà Nội

Nguyễn Nga
Tác giả: Nguyễn Nga
Nhiều ngày nay, thời tiết tại Thủ đô Hà Nội khá khắc nghiệt, nắng nóng dữ dội khiến người dân chật vật để chống nóng. Thời tiết nắng nóng là thế nhưng người lao động tự do như xe ôm, buôn bán ve chai hay các anh tài xế công nghệ, bốc vác vẫn phải làm việc không ngừng nghỉ để kiếm tiền. Đối với họ, những quán trà đá vỉa hè chính là nơi nghỉ chân lý tưởng giúp cho họ tránh nắng, tránh mưa.
ngoi nha chung cua nhung nguoi lao dong tu do giua troi nang nhu do lua tai ha noi
Trong mọi ngõ ngách Hà Nội, quán trà đá vẫn là nơi dừng chân lý tưởng của người lao động. Ảnh N. Nga

Khắp các con đường lớn nhỏ tại Hà Nội không thiếu quán trà đá vỉa hè. Dù nhiệt độ ngoài trời có lên đến 50 độ hay 60 độ nhưng người bán trà đá, nhân trần vẫn trụ ở đó để chờ mối quen. Khách hàng chủ yếu của họ là người xe ôm tự do, xe ôm công nghệ, khách hàng vãng lai. Tưởng là không có gì đặc biệt nhưng thực chất những túp lều nhỏ của quán trà đá vỉa hè như ngôi nhà, điểm dừng chân lí tưởng của người lao động.

Như một thói quen, anh Tuấn - tài xế chuyên vận chuyển đồ ăn công nghệ - Now, thường chọn địa điểm quán trà đá nhân trần tại số 173 Giảng Võ để dừng chân sau mỗi “cuốc” chuyển hàng. Dường như hôm nay là ngày “vào cầu” của anh. Chưa kịp uống hết cốc trà đá, anh chàng này đã chạy đi và nói nhanh với cô chủ quán trà rằng cất đi hộ, lát chạy về sẽ uống.

Khoảng 30 phút sau anh Tuấn quay về, uống tiếp cốc trà của mình và làm một hơi thuốc lá. Anh Tuấn phấn khởi chia sẻ về sự thuận lợi của công việc với những người xung quanh. Dường như ai cũng biết anh kể từ cô chủ bán trà đến mấy bác trung niên uống trà ở đó. Những câu chuyện rôm rả cả một góc phố Giảng Võ vào cuối ngày.

“Mình chạy xe công nghệ cũng được gần 1 năm rồi, nắng mưa ở Hà Nội này đều nếm đủ cả. Mình chọn địa điểm quán trà vỉa hè là nơi “đón khách” cũng tình cờ thôi vì mình trọ gần đây. Cứ bật mạng lên, có khách yêu cầu thì chạy đi mua đồ ăn rồi giao hàng. Lâu dần thành quen, cứ đứng ở đây, có khi chỉ chống xe rồi nằm trên xe nhắm mắt cũng nghỉ ngơi được vài phút. Trà đá khá rẻ, 3000 đồng/ cốc lại có chỗ ngồi không nắng nên mình hay ghé, rồi quen luôn cô chủ quán và mấy khách hàng quen của cô.”

ngoi nha chung cua nhung nguoi lao dong tu do giua troi nang nhu do lua tai ha noi
Ngay cả khi trời đã tối, quán trà đá vẫn là địa chỉ lý tưởng để dừng chân chờ khách. Ảnh N. Nga

Trà đá vỉa hè như một thứ văn hóa gắn liền với nhiều người, trong đó đặc biệt là người dân lao động. Thời tiết khá nắng, tôi ghé vào uống cốc nhân trần gần Ga Hà Nội. Các hàng trà đá tại đây chỉ cách nhau vài bước chân, nhưng hàng nào cũng đông khách, chủ yếu là khách lao động tự do chờ tiếng chuông điện thoại đến là đi liền. Rồi cũng tự nhiên họ coi các quán trà đá là nơi dừng chân lý tưởng để chống nắng.

“Mỗi ngày tôi cũng bán được hơn trăm nghìn tiền trà đá, có ngày đắt hàng cũng được 200.000 đồng. Trà đá dễ uống lại rẻ, khách lao động vào đây là nhiều, họ làm cốc trà đá, hút điếu thuốc tránh nóng rồi lại đi. Trung bình mỗi lần như thế chi phí khoảng 5000 đồng. Bây giờ Hà Nội đang vào hè, nắng nóng cực độ nên khó chịu lắm, đặc biệt là những người lao động tự do ngày ngày “phơi” mặt ra đường. Họ vất vả lắm, nhiều người chạy vào quán tôi giữa lúc 2 giờ, 3 giờ chiều nắng nóng khủng khiếp, mồ hôi nhễ nhại, da đen nhẻm gọi cốc trà đá tu một hơi hết sạch. Thương tình tôi mời thêm họ 1 cốc nữa”, cô Hà bán trà đá gần Bến xe Mỹ Đình cho biết.

Dọc đường Phạm Hùng gần bến xe Mỹ Đình cũng là nơi lý tưởng để “kiếm ăn” của những người lao động tự do. Chính vì thế những quán trà đá ở hai bên đường cũng khá nhiều, các bác tài xế xe ôm công nghệ, lái xe tự do ghé vào đây nhiều.

Những quán trà đá ở Hà Nội như một nét văn hóa, một địa điểm che mưa, che nắng cho người lao động vất vả ngoài trời. Nơi đây cũng là địa chỉ để nhiều người trải lòng, chia sẻ khó khăn và họ được thấu hiểu.

ngoi nha chung cua nhung nguoi lao dong tu do giua troi nang nhu do lua tai ha noi Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 29/6

Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 29/6, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt mốc 10,2 triệu, hơn 504 nghìn ...

ngoi nha chung cua nhung nguoi lao dong tu do giua troi nang nhu do lua tai ha noi Công nhân Royal Can tích cực bảo vệ môi trường, hăng say sản xuất

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của tất cả mọi người, không riêng gì cá nhân nào. Đặc biệt, mối quan hệ giữa ...

ngoi nha chung cua nhung nguoi lao dong tu do giua troi nang nhu do lua tai ha noi Gia đình công nhân đơn thân: Khó khăn và tình thương yêu

Một gia đình đầy đủ vốn đã nhiều khó khăn, gia đình công nhân đơn thân càng khó khăn bội phần. Họ phải cùng lúc ...

Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, bản thân người lao động phải tái định vị chính mình, từ tư duy “làm để được trả lương” sang “làm để đóng góp, làm để phát triển”. Chỉ khi người lao động coi mỗi công việc là một trải nghiệm học tập, một cơ hội rèn luyện kỹ năng và phát triển bản thân, họ mới thực sự trở thành nhân tố không thể thiếu trong chuỗi giá trị, trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập, đặc biệt đối với người có từ 15 năm công tác trở lên tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khiến họ chịu thiệt thòi so với người làm việc ở các vùng khác.
Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.

Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Ở nơi mùi hóa chất hòa vào tiếng máy móc ầm ầm vận hành mỗi ngày, có một người đàn ông lặng lẽ dành cả tâm huyết của mình để biến điều không thể thành có thể. Đó là anh Nguyễn Thanh Lâm (SN 1976) – cán bộ kỹ thuật phụ trách An toàn lao động, đồng thời là Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần TICO TP. HCM – một người lao động tận tụy, đam mê nghề đến mức luôn “nghĩ về nhà máy” ngay cả sau giờ làm việc…
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.
Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị được Tổng Bí thư Tô Lâm ví như một “Khoán 10” trong lĩnh vực khoa học, công nghệ cho thấy khát vọng bứt phá mà còn khơi dậy tinh thần đổi mới và vai trò trung tâm của lực lượng lao động.
“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số mạnh mẽ, việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Trong phân xưởng sản xuất hiện đại tại Nhà máy Unilever – Củ Chi, TP. HCM, nơi dây chuyền máy móc hoạt động không ngơi nghỉ, có một người đàn ông luôn âm thầm đi bên cạnh từng cải tiến. Đó là anh Trần Tiến Đạt (SN 1994) – Trưởng nhóm Bảo trì & Dự án tự động hóa thông minh phân xưởng PBC.
Xem thêm