![]() |
Tỉnh Nghệ An có số lượng lớn người lao động đi làm việc theo hợp đồng có thời hạn ở nước ngoài. |
Năm 2019, tỉnh Nghệ An đã đưa 13.662 người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn, đạt 101,1% kế hoạch, tập trung tại các thị trường như Đài Loan (4.854 người), Nhật Bản (5.430 người), Hàn Quốc (805 người), các nước Trung Đông (622 người), Malayxia (762 người) và các thị trường khác (1.189 người). Những huyện có số lượng lớn người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn gồm Nghi Lộc (1.208 người), Nam Đàn (1.196 người), Hưng Nguyên (1.067 người), Đô Lương (1.102 người). Thế nhưng trong 6 tháng đầu năm nay, tỉnh Nghệ An chỉ đưa được 2.568 người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn, đạt 18,72% kế hoạch. Bên cạnh đó, tỉnh Nghệ An còn có 13.839 người lao động đi làm việc ở nước ngoài trở về do ảnh hưởng dịch Covid-19; trong đó tập trung ở các nước như Lào (6.667 người), Trung Quốc (3.750 người), Thái Lan (463 người) và trở về từ các nước khác.
![]() |
Hơn 13.839 người lao động Nghệ An ở nước ngoài phải trở về vì ảnh hưởng của dịch Covid-19. |
6 tháng đầu năm được xem là thời điểm vàng để đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, thế nhưng hiện nay con đường này khá ảm đảm. Hàng nghìn lao động đang trông đợi từng ngày và tìm việc làm tạm thời để chờ ngày xuất cảnh.
Là một trong những đơn vị mạnh về đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, liên tục được UBND tỉnh Nghệ An khen thưởng nhưng năm nay, Công ty CP Nhân lực Quốc tế Việt (VILACO) dường như không hoạt động. Bởi công ty đã phải cho 60 lao động nghỉ việc 4 tháng qua vì không có việc làm. Bà Lưu Thị Ngọc Túy - Tổng giám đốc công ty chia sẻ: “Mỗi năm, chúng tôi đưa hơn 1.000 người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài nhưng năm nay công ty chỉ đưa được một số lượng rất nhỏ nên không tính vào con số đạt được. Công ty chúng tôi đưa người đi lao động ở hai nước Đài Loan và Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản lại đang bùng phát dịch Covid trở lại nên chúng tôi và người lao động vẫn đang mỏi mòn chờ đợi”.
![]() |
Các công ty tư vấn và đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh covid |
Mặc dù rất mong muốn sớm đưa người lao động sang làm việc tại Đài Loan nhưng thủ tục xuất nhập cảnh còn nhiều trở ngại khiến các công ty chưa mạnh dạn triển khai. Bà Trịnh Thị Huyên - Tổng giám đốc Công ty CP quốc tế Kaizen cho biết: “Đến tháng 7 này, mới chỉ có Đài Loan thông báo mở cửa trở lại thị trường lao động thế nhưng cũng rất dè dặt, khả năng cấp Visa và làm thủ tục xuất cảnh cũng không thuận lợi. Bởi Đài Loan họ yêu cầu người lao động phải có mẫu giấy đồng ý cách ly từ bên họ gửi sang. Thời gian chờ họ gửi sang cũng khá lâu và người lao động phải trải qua rất nhiều khâu kiểm tra y tế tại các sân bay. Điều này cũng ảnh hưởng đến tâm lý người lao động và họ chưa muốn đi vào dịp này. Trong 6 tháng đầu năm 2019, công ty chúng tôi đã đưa khoảng 700 người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài nhưng năm nay mới chỉ đưa được 100 người”.
![]() |
Mỗi năm, Trung tâm Dịch vụ việc làm Nghệ An tư vấn trực tiếp cho hàng nghìn người có nhu cầu đi lao động nước ngoài. |
Trung bình mỗi năm, người lao động ở nước ngoài gửi về Nghệ An hàng chục triệu đô la. Nguồn tiền này đóng góp rất quan trọng trong việc thay đổi đời sống của người dân, trong công cuộc xây dựng nông thôn mới và sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Nghệ An. Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Nghệ An, năm 2020, tỉnh Nghệ An đề ra mục tiêu đưa 13.000 người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Bên cạnh các thị trường truyền thống, tỉnh Nghệ An cũng hướng tới mở rộng thị trường lao động có yêu cầu cao. Để sớm giải quyết nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài cho người lao động khi dịch bệnh được khống chế, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Nghệ An đã đề ra nhiều giải pháp và chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động tổ chức thực hiện.
![]() |
Người lao động Nghệ An có tay nghề khá và thích ứng nhanh với công việc nên được nhiều doanh nghiệp nước ngoài lựa chọn |
Ông Vi Ngọc Quỳnh - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Nghệ An cho biết: “Chúng tôi đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm phối hợp với các huyện, các xã tổ chức các phiên giao dịch để tư vấn trực tiếp cho người lao động về nhu cầu việc làm trong và ngoài nước. Đồng thời, thực hiện chủ trương của tỉnh, chúng tôi chỉ đạo các đơn vị đã được tỉnh thẩm định, cấp phép đưa người đi lao động ở nước ngoài phối hợp với các địa phương để tư vấn, giới thiệu việc làm tại các nước cho người lao động. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ thực hiện các chính sách của nhà nước để hỗ trợ người đi lao động ở nước ngoài có thời hạn như miễn phí chương trình học tiếng, hỗ trợ miễn, giảm chi phí xuất cảnh. Đối với các lao động phải trở về nước do dịch Covid, nếu không muốn quay trở lại làm việc sẽ được tư vấn về các chương trình hỗ trợ của nhà nước như vay vốn để sản xuất kinh doanh và đào tạo nghề”.
![]() |
![]() |
![]() |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
