Gần đây nhất là vào chiều ngày 11/3, tại thị xã Cửa Lò, Ban tổ chức Lễ hội “Áo dài Hoa cúc biển Cửa Lò 2023” đã bố trí Câu lạc bộ Mô-tô thị xã Cửa Lò đưa các thí sinh đi tham quan, chụp ảnh một số địa điểm trên địa bàn. Trong đoàn xe, có một số ô-tô Jeep chở nhiều thí sinh không đúng với quy định, vi phạm an toàn giao thông. Đặc biệt là có một số chủ nhân và người lái những chiếc xe Jeep này đã mặc trang phục của lính Việt Nam Cộng hoà trước năm 1975.
Ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh từ quần chúng, lãnh đạo Công an tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát giao thông thành lập 3 tổ công tác, phối hợp với Công an thị xã Cửa Lò chủ động làm việc với các tập thể, cá nhân có liên quan, thu thập tài liệu, hình ảnh để làm cơ sở cho việc xử lý vi phạm về an toàn giao thông, xe hết hạn đăng kiểm tại Lễ hội “Áo dài Hoa cúc biển Cửa Lò năm 2023”. Cơ quan chức năng xác minh có 5 xe vi phạm các lỗi: chở quá số người quy định, xe hết kiểm định nhưng vẫn lưu thông, không đầy đủ các giấy tờ liên quan.
Mặc dù các chủ xe trên đã thừa nhận lỗi vi phạm của mình tại sự kiện nói trên và chấp nhận các hình thức xử lý theo quy định của pháp luật, nhưng dư luận vẫn còn bức xúc về vấn đề trang phục của họ
Những hình ảnh đoàn xe "hộ tống" dàn thí sinh tham gia cuộc thi người đẹp dạo phố được đăng tải trên mạng xã hội khiến dư luận xôn xao. Đa số các ý kiến cho rằng những hình ảnh này là kệch cỡm, phản cảm, cần lên án. Nhiều người còn đề nghị các cơ quan chức năng cần có sự phê bình, nhắc nhở với những người tổ chức lễ hội này vì để xảy ra hiện tượng đó.
Nhân sự việc ở Cửa Lò, tôi thử vào tìm trên mạng, thì thấy có hàng trăm trang mang tên gọi khác nhau nhưng đều liên quan đến việc mua bán, sử dụng trang phục lính Nguỵ và lính Mỹ trước 1975. Có những trang nhỏ lẻ có số người tham gia gần 1000 người, nhưng cũng có nhưng trang của hội đồ lính mà số thành viên lên tới gần 2 chục ngàn người.
Các bộ trang phục lính đó hầu hết đã qua sử dụng và được mua đi, bán lại kèm theo những dòng khoe khoang về chủ nhân cũ của nó, mà hỡi ôi, như một facebooker đã viết: “Đó là những kẻ đã tàn sát, giết hại bao nhiêu đồng bào ta. Với tôi, kẻ nào mặc những bộ đồ đó đều là mặc những trang phục của kẻ thù”. Một facebooker khác thì viết: “Có lẽ một số người muốn làm sống lại thây ma lính Việt Nam Cộng hoà đã chết từ 48 năm trước rồi chăng?”.
Việc quảng cáo, mua bán, khoe khoang, trưng diện những bộ đồ lính Mỹ, Nguỵ cả ở trên mạng Internet lẫn ngoài đời thực là một hành vi cần phải lên án và chấm dứt. Đây là một thú chơi cực kỳ nguy hiểm, bởi vì nó đã vô hình trung (hoặc cố tình) bộc lộ thái độ vô ơn với những người chiến sĩ cách mạng đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc; là hành vi nối giáo cho những kẻ hôm nay đang âm mưu tô vẽ, thay đổi màu sắc, lẫn lộn đen trắng cho đội quân xâm lược và bán nước trong quá khứ.
Việc có một số nhóm đối tượng cổ xuý và khuếch trương cho hành vi mua bán công khai và trưng diện các bộ quân phục Mỹ, Nguỵ tại những nơi công cộng hoặc tại một số sự kiện du lịch, văn hoá, giải trí ở các địa phương gần đây cần phải được người dân và các cơ quan chức năng đề cao cảnh giác. Vì đó rất có thể là một “chiến thuật” tinh vi nằm trong chiến lược “diễn biến hoà bình” của các tổ chức phản động trong và ngoài nước luôn nhăm nhe tiến hành, nhằm tác động trực tiếp vào giới trẻ, những người thường quan tâm đến thời trang và dễ bị a dua theo mốt, theo trend trên mạng xã hội, nhằm chống lại Nhà nước và chế độ ta.
Rất mong các cơ quan có trách nhiệm như công an, văn hoá - du lịch, thông tin - truyền thông, quản lý thị trường sẽ sớm lập ra và ban hành các chế tài xử phạt nặng cho những hành động mua bán, sử dụng không đúng chỗ những bộ đồ lính Mỹ, Nguỵ này. Thậm chí, để chấm dứt nó ngay từ khi đang còn trong trứng nước, ngay từ khi nó còn chưa trở thành một trào lưu trang phục, nhất là đối với giới trẻ, Nhà nước ta cần phải sớm ban hành những điều luật cụ thể, chi tiết và cấm đoán chặt chẽ, nghiêm minh đối với những cá nhân, hội nhóm và cơ sở kinh doanh có hành vi buôn bán, sử dụng các bộ đồ lính đó.
Các cụ ta xưa khi nói “nết ăn, nết mặc”, là đã coi việc mặc thế nào, mặc gì, mặc ở đâu như một NẾT, tức là áo quần, trang phục không chỉ thuần tuý là cái vỏ, là thời trang, mà nó đã mang theo cả tính văn hoá và đạo đức của người sử dụng.
Câu chuyện về những hội nhóm buôn bán và mặc đồ lính Mỹ, Nguỵ, suy cho cùng, cũng là một câu chuyện về văn hoá và đạo đức của xã hội hôm nay. Và vì thế, đó không hề là một chuyện nhỏ.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả An Vinh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả An Vinh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả An Vinh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
