Nâng cao chất lượng hoạt động công tác nữ công trong tình hình mới
Hoạt động Công đoàn

Nâng cao chất lượng hoạt động công tác nữ công trong tình hình mới

ĐỖ LÂM
Tác giả: ĐỖ LÂM
Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng vừa tổ chức cuộc hội thảo nhằm tìm ra các giải pháp, mô hình hoạt động nữ công hiệu quả trong thời gian tới.

Đánh giá toàn diện

Tại hội thảo “Nâng cao chất lượng hoạt động công tác nữ công trong tình hình mới” tổ chức ngày 5/3, đồng chí Phạm Thị Lệ Dung - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng thông tin, hiện nay đơn vị quản lý 16 công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở với 1.509 công đoàn cơ sở (CĐCS), 68.304 đoàn viên, trong đó có 40.020 đoàn viên nữ, chiếm hơn 56% đoàn viên toàn tỉnh.

Hiện có 1.150 Ban Nữ công quần chúng, đạt 100% số công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và CĐCS đủ điều kiện thành lập. Nhiều ngành, nghề có lao động nữ chiếm đa số như y tế, giáo dục, doanh nghiệp chế biến nông sản, dệt may…

Nâng cao chất lượng hoạt động công tác nữ công trong tình hình mới

Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng tổ chức hội thảo nhằm tìm ra nhiều giải pháp, mô hình hoạt động nữ công hiệu quả trong tình hình mới. Ảnh: ĐL

Theo đánh giá của lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng, công tác nữ công đã được các cấp công đoàn trong tỉnh tổ chức triển khai có hiệu quả, thực sự đi vào đời sống của nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và đã trở thành nguồn động lực thúc đẩy chị em vượt qua khó khăn, phát huy tài năng, trí tuệ, sáng tạo, đức tính cần cù, chịu khó, truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam.

Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng, hiệu quả thấy rõ nhất từ hoạt động nữ công là nâng cao nhận thức, khơi dậy nội lực, tính tự giác, trách nhiệm của nữ CNVCLĐ đối với sự tiến bộ, phát triển của chị em, gia đình và cộng đồng.

Thông qua hoạt động nữ công, chị em đã vươn lên tự khẳng định mình và công đoàn thực hiện chức năng, nhiệm vụ chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ được tốt hơn.

Video: CĐCS Công ty Cổ phần SCAVI Bảo Lộc tặng quà trung thu cho đoàn viên

Đặc biệt, phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” được các cấp công đoàn tích cực triển khai, tổ chức thực hiện có nhiều đổi mới cả về nội dung, hình thức, phát triển cả trên diện rộng và chiều sâu, góp phần cổ vũ, động viên đông đảo nữ CNVCLĐ phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo, trình độ năng lực, trí tuệ, tinh thần dám nghĩ, dám làm, phấn đấu khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Phong trào đã thu hút đông đảo nữ CNVCLĐ ở các ngành nghề, địa phương, ở cơ sở trong mọi thành phần kinh tế tham gia, hằng năm có trên 90% chị em đạt danh hiệu “Hai giỏi”.

Mặc dù vậy, đồng chí Phạm Thị Lệ Dung thẳng thắn đánh giá: “Hoạt động Ban Nữ công ở một số đơn vị chưa thường xuyên, liên tục, còn mang tính hình thức, chưa sát với thực tế. Điều kiện tổ chức hoạt động nữ công ở một số CĐCS còn khó khăn, nhất là khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Đội ngũ cán bộ nữ công các cấp thiếu ổn định, hầu hết làm công tác kiêm nhiệm, còn hạn chế về kinh nghiệm tổ chức, triển khai hoạt động. Đây cũng chính là những vấn đề đặt ra cho hoạt động công tác nữ công trong thời gian tới cần đổi mới để nâng cao chất lượng, thích ứng với tình hình mới”.

Nâng cao chất lượng hoạt động công tác nữ công trong tình hình mới

Các đại biểu tham gia Hội thảo "Nâng cao chất lượng hoạt động công tác nữ công trong tình hình mới" do Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng tổ chức - Ảnh: Đỗ Thiệm

Nhiều kinh nghiệm, mô hình hiệu quả cần nhân rộng

Đồng chí Cil Bri - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Ủy viên Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng khẳng định rằng, trong gia đình, nữ CNVCLĐ với vai trò là người vợ, người mẹ cùng với nam giới xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững, nuôi con ngoan, học giỏi, thành đạt.

“Triển khai lồng ghép Phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” gắn với Cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không 3 sạch” và phong trào “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình” là nội dung thiết thực trong chương trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh và Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng về phong trào nữ CNVCLĐ trong giai đoạn mới”, đồng chí Cil Bri chia sẻ.

Đồng chí Đinh Thị Thùy Dương - Phó Chủ tịch, Trưởng Ban Nữ công Liên đoàn Lao động thành phố Đà Lạt cho rằng việc lựa chọn các mô hình gắn kết với chủ đề, chủ điểm trong năm như ngày kỷ niệm 8/3, 28/6, 20/10... sẽ thu hút đông đảo nữ đoàn viên, CNVCLĐ tham gia.

Cụ thể như, hỗ trợ thành lập và duy trì hoạt động của “Câu lạc bộ nữ trí thức khối trường học”, thường xuyên tổ chức trao đổi kinh nghiệm về mô hình đổi mới trong hoạt động của công tác nữ công.

Bên cạnh đó, duy trì tổ chức Giải bóng đá mini nữ trong Tháng Công nhân hằng năm; phát động Chương trình "Tặng áo dài, trao gửi yêu thương, giữ gìn nét đẹp truyền thống”, mỗi năm tiếp nhận trên 1.000 bộ áo dài tặng nữ đoàn viên, CNVCLĐ và vải áo tặng học sinh là con CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn chuẩn bị bước vào lớp 10; tổ chức các Hội thi Khéo tay – Hay làm, Hội thi trang trí mâm cỗ ngày Tết…

“Chúng tôi còn ký kết chương trình thỏa thuận hợp tác với các đơn vị doanh nghiệp về phúc lợi đoàn viên, từ đó chị em được tiếp cận và thụ hưởng chính sách ưu đãi như: mỹ phẩm, gói dịch vụ làm đẹp; sản phẩm hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, đào tạo lái xe ôtô, dạy bơi...”, đồng chí Đinh Thị Thùy Dương chia sẻ.

Video: Đồng chí Nguyễn Thị Thu Dung - Trưởng Ban Nữ công CĐCS Công ty TNHH Hasfarm Đà Lạt chia sẻ tại Hội thảo

Đồng chí Lê Ngọc Nhã Vi - Trưởng Ban Nữ công Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lâm Đồng cho biết, với số lượng nữ đoàn viên, người lao động chiếm gần 80%, đơn vị đã chủ động phối hợp với lãnh đạo Sở vận động nữ viên chức, người lao động hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động lớn của ngành Giáo dục.

Các phong trào sáng kiến, nghiên cứu khoa học, tự làm đồ dùng dạy học được nữ CNVCLĐ tham gia nhiệt tình đông đảo. 5 năm qua đã có trên 5.600 sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp hữu ích được xếp loại khá, tốt và áp dụng có hiệu quả trong các nhà trường, cơ sở giáo dục; hơn 6.300 đồ dùng dạy học do nữ CNVCLĐ tự làm có chất lượng được sử dụng trong giảng dạy.

Phong trào “Trường giúp trường” trong nhiều năm được duy trì và phát triển, thu hút đông đảo các CĐCS tham gia với nhiều công trình mang lại hiệu quả thiết thực, giàu tính nhân văn.

“Hằng năm có trên 95% nữ CNVCLĐ đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu "Giỏi việc trường, đảm việc nhà" và có trên 92% nữ CNVCLĐ được các cấp công đoàn khen thưởng. Để đạt kết quả này, chúng tôi luôn chú trọng công tác cán bộ nữ công, từ việc lựa chọn, giới thiệu nhân sự đến việc bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng hằng năm… để cán bộ nữ công là người lan tỏa tinh thần, hoạt động giới đến với chị em”, đồng chí Lê Ngọc Nhã Vi cho hay.

Đồng chí Nguyễn Thị Thu Dung - Trưởng Ban Nữ công CĐCS Công ty TNHH Hasfarm Đà Lạt cho hay, đơn vị có gần 4.000 đoàn viên, trong đó trên 70% là nữ. Qua khảo sát, lấy ý kiến từ các tổ công đoàn, tổ nữ công, Ban Nữ công đã tham mưu cho Ban Chấp hành CĐCS tổ chức “Hội thao nữ công nhân” hằng năm với các môn thi như: bóng đá nữ, bóng chuyền hơi, chạy, kéo co, nhảy bao bố, đẩy gậy, đập niêu… thu hút hầu hết chị em đoàn viên tham gia.

Còn đồng chí Trần Ngọc Như Quỳnh - Chủ tịch CĐCS Chi nhánh Công ty TNHH May mặc First Team Việt Nam chia sẻ: “Với hơn 1.000 đoàn viên, trên 90% là nữ và hầu hết còn trẻ, trong độ tuổi sinh con và nuôi con nhỏ. Vì vậy hoạt động nữ công cũng tập trung chăm lo cho lao động nữ như: thương lượng đưa vào thỏa ước lao động tập thể về hỗ trợ tiền gửi trẻ, khám phụ khoa khi khám sức khỏe định kỳ, lắp đặt phòng vắt trữ sữa, thời gian nghỉ để khám thai tại cơ sở y tế, nghỉ cho con bú, tặng quà trung thu… Chúng tôi cũng liên hệ, ký kết với cơ sở y tế và các nhà tài trợ định kỳ hằng năm khám bệnh, tư vấn sức khỏe và phát thuốc miễn phí cho nữ đoàn viên”.

Video: Hội thảo “Nâng cao chất lượng hoạt động công tác nữ công trong tình hình mới” (Nguồn: Đài PTTH tỉnh Lâm Đồng)

Lương giáo viên tăng ra sao từ 1/7/2024? Lương giáo viên tăng ra sao từ 1/7/2024?

Mức lương giáo viên sẽ tăng hơn 32% so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương từ 1/7/2024.

Người lao động có xu hướng “tự thất nghiệp” Người lao động có xu hướng “tự thất nghiệp”

Ông Nguyễn Thanh Diệp - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TP Đà Nẵng nói về tình hình việc làm sau Tết ...

Tạo việc làm cho lao động hồi hương Tạo việc làm cho lao động hồi hương

Khi những hạn chế về hạ tầng, thu hút đầu tư... dần được khắc phục đã giúp người lao động an tâm làm việc trên ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm