Định hướng nhiệm vụ nâng cao công tác nữ công năm 2025
Diễn đàn

Định hướng nhiệm vụ nâng cao công tác nữ công năm 2025

Phương Mai
Tác giả: Phương Mai
Trên tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, Luật Công đoàn 2024 và Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành Hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm công tác nữ công năm 2025.

Cụ thể, các nhiệm vụ trọng tâm gồm:

1. Thúc đẩy, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Nữ công công đoàn các cấp, chú trọng thành lập ban nữ công quần chúng doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước theo chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.

2. Tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện việc đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) giai đoạn mới.

Lựa chọn nữ đoàn viên công đoàn tiêu biểu, xuất sắc đề xuất trao tặng Giải thưởng “Nữ đoàn viên Công đoàn Năng động, Sáng tạo, Trách nhiệm” lần thứ nhất, năm 2025; tổ chức khen thưởng sơ kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ đoàn viên, người lao động (nhân dịp 20/10).

3. Đẩy mạnh tuyên truyền cho nữ đoàn viên, người lao động về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước liên quan đến lao động nữ và trẻ em: Luật Công đoàn (sửa đổi), Luật Bảo hiểm Xã hội (sửa đổi), Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình; Chỉ thị về tăng cường thực hiện công tác dân số trong tình hình mới; các Nghị quyết liên quan đến công tác bình đẳng giới, dân số, gia đình, trẻ em; Triển khai các hoạt động nhân các Tháng hành động, các ngày kỷ niệm mang tính đặc thù giới.

Định hướng nhiệm vụ nâng cao công tác nữ công năm 2025
Nâng cao công tác nữ công, đảm bảo quyền lợi cho nữ công nhân lao động. Ảnh minh họa.

4. Tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát hoặc chủ trì giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với lao động nữ, trẻ em; đánh giá kết quả 5 năm việc thực hiện chính sách lao động nữ, quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non và đề xuất hoàn thiện chính sách.

5. Thúc đẩy thực hiện các mô hình hoạt động chăm lo cho đoàn viên người lao động như mô hình: “Sức khoẻ của bạn”, “Phòng vắt sữa mẹ tại nơi làm việc”, “Trại hè cho con công nhân lao động”, “Lễ cưới tập thể”; Xây dựng tài liệu tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng của người lao động về chăm sóc con cái, xây dựng hạnh phúc gia đình. Thực hiện tốt vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc và thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể.

6. Nghiên cứu triển khai các hoạt động hỗ trợ nữ đoàn viên, người lao động phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp trong gia đình, xây dựng kế hoạch triển khai Đề án “Hỗ trợ công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trong việc chăm sóc, nuôi dạy con” góp phần xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; phòng chống bạo lực gia đình.

7. Đẩy mạnh công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng công tác nữ công cho cán bộ nữ công các cấp. Quan tâm phát hiện, giới thiệu cán bộ nữ đủ năng lực, phẩm chất đạo đức, điều kiện, tiêu chuẩn tham gia cấp ủy các cấp nhân dịp Đại hội đảng các cấp, nhiệm kỳ 2025-2030 tiến tới Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

8. Tăng cường phối hợp với các bộ, ngành liên quan, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ, Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp trong xây dựng, thực thi quy định về bình đẳng giới, đảm bảo lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Thực hiện hiệu quả việc lồng ghép hoạt động của Hội phụ nữ với hoạt động công tác nữ công công đoàn thông qua việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình phối hợp hàng năm, nhiệm kỳ. Đẩy mạnh áp dụng chuyển đổi số trong các hoạt động nữ công công đoàn.

9. Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện “Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030” và “Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030” trong nữ CNVCLĐ.

Có thể thấy, nhóm nhiệm vụ trên đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của các cấp công đoàn đến đội ngũ nữ CNVCLĐ – lực lượng lao động chiếm số đông và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là kim chỉ nam cho các hoạt động công đoàn, hướng đến mục tiêu nâng cao vị thế, bảo vệ quyền lợi và phát huy tối đa tiềm năng của nữ CNVCLĐ.

Các nhiệm vụ được đề ra bao quát nhiều khía cạnh quan trọng, từ việc củng cố tổ chức, nâng cao nhận thức pháp luật, xây dựng môi trường làm việc thân thiện, đến hỗ trợ phát triển toàn diện và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ. Điều này cho thấy sự nhìn nhận sâu sắc về những khó khăn, thách thức mà nữ CNVCLĐ đang phải đối mặt.

Đặc biệt, việc nhấn mạnh đến công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát và phối hợp với các ban ngành liên quan cho thấy sự quyết tâm trong việc đưa các chủ trương, chính sách vào thực tế.

Các hoạt động chăm lo, hỗ trợ nữ CNVCLĐ được chú trọng, thể hiện sự quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Đặc biệt, việc triển khai Đề án “Hỗ trợ công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trong việc chăm sóc, nuôi dạy con” là một hành động thiết thực, giúp nữ CNVCLĐ giảm bớt gánh nặng và yên tâm làm việc.

Đồng chí Thái Thu Xương - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhận định, trong bối cảnh tình hình mới, yêu cầu đặt ra đối với công tác nữ công ngày càng cao đòi hỏi cán bộ công đoàn cần có thái độ, phương pháp khoa học, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa định hướng tư tưởng và gần gũi, sát sao với người lao động, đồng thời tổ chức phong phú, đa dạng các hoạt động chăm lo đời sống văn hóa tinh thần, thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ, trẻ em.

Đồng chí Thái Thu Xương cũng đề nghị các Liên đoàn Lao động tỉnh/thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn căn cứ tình hình thực tế địa phương, đơn vị, cụ thể hóa nội dung, triển khai thực hiện hiệu quả.

Việc báo cáo kết quả hoạt động 6 tháng trước ngày 30/5/2025; báo cáo năm trước ngày 15/11/2025 (có số liệu minh họa) và các báo cáo chuyên đề khi có yêu cầu, gửi về Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam qua Ban Tuyên giáo - Nữ công.

Phương hướng, nhiệm vụ công đoàn Việt Nam 2025: Đẩy mạnh phát triển đoàn viên Phương hướng, nhiệm vụ công đoàn Việt Nam 2025: Đẩy mạnh phát triển đoàn viên

Năm 2025, các cấp công đoàn Việt Nam sẽ tập trung thực hiện hiệu quả nhiệm vụ "Năm phát triển đoàn viên", với mục tiêu ...

8 nhiệm vụ trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong tháng 02/2025 8 nhiệm vụ trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong tháng 02/2025

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xác định 8 nhiệm vụ trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong tháng 2/2025. Cụ thể như ...

Những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tuyên giáo Công đoàn năm 2025 Những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tuyên giáo Công đoàn năm 2025

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đưa ra định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tuyên giáo ...

Tin mới hơn

Công chức có thể được làm việc từ xa, nghỉ phép nhiều hơn để lo việc gia đình

Công chức có thể được làm việc từ xa, nghỉ phép nhiều hơn để lo việc gia đình

Bộ Nội vụ đề xuất sửa đổi Luật Cán bộ, công chức theo hướng cho phép một số công chức được làm việc từ xa, làm bán thời gian và tăng thêm số ngày nghỉ để giải quyết việc riêng, chăm sóc con cái, người thân hoặc tham gia hoạt động xã hội. Dự thảo luật sẽ được trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 5 tới.
Lao động hợp đồng có được hưởng chế độ thôi việc theo Nghị định 178?

Lao động hợp đồng có được hưởng chế độ thôi việc theo Nghị định 178?

Đây là câu hỏi mà nhiều người lao động hợp đồng băn khoăn: Liệu họ có được hưởng chế độ thôi việc theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP hay không?
Nâng mức thanh toán khoán công tác phí theo tháng với cán bộ cấp xã

Nâng mức thanh toán khoán công tác phí theo tháng với cán bộ cấp xã

Mức thanh toán khoán công tác phí theo tháng mới với cán bộ cấp xã được quy định tại Thông tư 12/2025/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Tin tức khác

Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức sau khi bỏ cấp huyện

Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức sau khi bỏ cấp huyện

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Hà đã thông tin về việc vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp để tránh khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính và việc giải quyết chế độ chính sách đối với những người bị ảnh hưởng.
Người thuộc nhóm đối tượng nào thì được hưởng quyền lợi BHYT cao nhất?

Người thuộc nhóm đối tượng nào thì được hưởng quyền lợi BHYT cao nhất?

Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2024 đã quy định chi tiết hơn về nhóm được hưởng quyền lợi BHYT cao nhất.
Người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào khi mất việc?

Người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào khi mất việc?

Trong trường hợp mất việc, người lao động cần những điều kiện gì để hưởng trợ cấp thất nghiệp và thủ tục, mức hưởng ra sao?
Tiền lương tháng để làm căn cứ tính hưởng chính sách sau sắp xếp như thế nào?

Tiền lương tháng để làm căn cứ tính hưởng chính sách sau sắp xếp như thế nào?

Theo quy định tại Thông tư 1/2025 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tiền lương tháng hiện hưởng để tính chính sách, chế độ khi nghỉ việc, được quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
Cán bộ không chuyên trách được hưởng chính sách gì khi sáp nhập xã?

Cán bộ không chuyên trách được hưởng chính sách gì khi sáp nhập xã?

Cán bộ không chuyên trách dôi dư trong sắp xếp bộ máy, sáp nhập đơn vị hành chính được hưởng trợ cấp khi nghỉ việc theo Nghị định 29/2023 của Chính phủ về tinh giản biên chế.
Đề xuất bố trí nhà ở công vụ cho cán bộ sau sáp nhập

Đề xuất bố trí nhà ở công vụ cho cán bộ sau sáp nhập

Bộ Nội vụ đề xuất, chính quyền địa phương bố trí nhà ở công vụ, ban hành chính sách hỗ trợ điều kiện đi lại và làm việc cho cán bộ tại trung tâm hành chính mới.
Xem thêm