![]() |
Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố đẩy mạnh triển khai đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển giáo dục nghề nghiệp và nhân lực có kỹ năng nghề. Ảnh: Cuộc sống an toàn. |
Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội (LĐ-TB&XH) cho biết, dự kiến cả năm 2021 tuyển mới giáo dục nghề nghiệp (GDNN) khoảng 1.896.000 người, đạt khoảng 80% kế hoạch, trong đó trình độ trung cấp và cao đẳng khoảng 482 nghìn người; trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác khoảng 1.414.000 người.
Tốt nghiệp học nghề theo các trình độ đào tạo khoảng 1.658.000 người, đạt khoảng 80% kế hoạch, trong đó trình độ cao đẳng, trung cấp khoảng 314 nghìn người; trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác khoảng 1.343.000 người. Góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 66%; trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ đạt 26,1%, đạt mục tiêu đề ra.
Theo Bộ LĐ-TB&XH, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 ở nhiều địa phương đã tác động rất lớn đến các hoạt động trong lĩnh vực GDNN.
Trong đó, công tác đào tạo phải chuyển sang hình thức trực tuyến; việc thực hành, thực tập tại doanh nghiệp khó thực hiện; công tác tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh phổ thông không thực hiện theo hình thức trực tiếp; việc di chuyển của người học đến các địa phương gặp khó khăn; ngân sách Nhà nước đầu tư cho GDNN còn hạn chế.
Tuy nhiên, với nhiều giải pháp chỉ đạo, điều hành, lĩnh vực GDNN đã đạt được một số kết quả. Trong đó, việc thể chế, chính sách về GDNN tiếp tục tập trung hoàn thiện, đảm bảo tính đồng bộ, khả thi, hiện đại và hội nhập quốc tế. Bộ LĐ-TB&XH đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tập trung xây dựng Quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Bộ LĐ-TB&XH còn kịp thời hướng dẫn các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố đẩy mạnh triển khai đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển GDNN và nhân lực có kỹ năng nghề. Thực hiện rà soát, sáp nhập, giải thể cơ sở GDNN công lập để giảm đầu mối, tập trung các nguồn lực đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng cơ sở GDNN. Tăng cường công tác truyền thông, tư vấn hướng nghiệp trực tuyến, phân luồng học sinh, do đó chất lượng và hiệu quả của GDNN có sự chuyển biến.
Công tác tuyển sinh, đào tạo, đăng ký hoạt động GDNN theo hướng mở, linh hoạt; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; kịp thời hướng dẫn điều chỉnh kế hoạch, tiến độ đào tạo; tổ chức đào tạo trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 phức tạp, qua đó góp phần tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực có kỹ năng nghề.
Ban hành kế hoạch triển khai hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg; ban hành “Cẩm nang hướng dẫn đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19”.
Tiếp tục thực hiện các chương trình đào tạo chất lượng cao theo các bộ chương trình đã chuyển giao từ Úc và Đức; nghiên cứu nhân rộng đào tạo trong cả nước. Chuẩn hóa và phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý các cấp. Thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo thường xuyên, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Khuyến khích thanh niên và lao động trẻ, đặc biệt là những người hiện không có việc làm, không tham gia học tập, tích cực học tập nâng cao trình độ, chuẩn bị hành trang là các kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong thời đại kỷ nguyên số 4.0 để sẵn sàng chủ động gia nhập thị trường lao động.
Trong thời gian tới, Bộ LĐ-TB&XH xác định tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ để nâng tầm kỹ năng lao động, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và yêu cầu phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh quốc gia.
![]() “Tết sum vầy” của công nhân lao động Thủ đô năm 2022 diễn ra sáng 15/1, tại Khu nhà ở công nhân Kim Chung ... |
![]() Kon Tum đã xây dựng 13 cổng chào với tổng số vốn đầu tư là hơn 21 tỉ đồng. Số tiền này được lấy từ ... |
![]() Nếu trước đây công tác giám sát và phản biện xã hội ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chỉ diễn ra đơn tuyến, ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
