![]() |
Thủ tướng chỉ rõ việc cải cách hành chính phải nhằm mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp; lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể. Ảnh: VGP |
Trong năm 2021 Việt Nam đã loại bỏ, đơn giản hóa hơn 1.100 thủ tục kinh doanh, cải cách hơn 900 quy định; việc tinh gọn bộ máy được chú trọng nên đã giảm 7 tổ chức cấp sở, giảm gần 1.650 tổ chức thuộc cấp sở, giảm hơn 10% công chức trong biên chế... Chính vì vậy mà chỉ số cải cách chất lượng các quy định pháp luật năm qua trong bộ Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới đánh giá tăng 6 bậc.
Tuy nhiên như chính Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thẳng thắn nhìn nhận tuy có những nỗ lực song vẫn chưa đáp ứng ngang tầm của yêu cầu đổi mới và mong muốn của người dân, các chủ doanh nghiệp. Thủ tướng nhấn mạnh muốn phát triển đất nước, nhất thiết phải đột phá từ khâu cải cách hành chính, chỉ duy trì những thủ tục hành chính mà thực tế cuộc sống yêu cầu, phục vụ thiết thực cho đời sống. Đó cũng là quyết tâm chính trị của Chính phủ trong năm 2022 khi muốn huy động tối đa nhân tài, vật lực để phát triển quốc gia.
Đúng là trong năm 2021 việc bỏ các quy định giáo viên phải có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học là một tin rất vui. Không chỉ vui với rất nhiều người công tác trong ngành giáo dục, bớt đi một gánh nặng thời gian và tiền bạc với đội ngũ giáo viên, nhân viên trường học mà còn có tác dụng rất tích cực ảnh hưởng trực tiếp, ngay và luôn đến đời sống và công việc của hàng triệu con người. Đó chính là vai trò lớn lao của cải cách hành chính.
Tại cuộc họp này, Thủ tướng cũng yêu cầu phải đẩy mạnh mô hình cung ứng dịch vụ trực tuyến, đặc biệt là 25 thủ tục hành chính trọng yếu, kết hợp hài hòa hai mô hình làm việc: trực tuyến và trực tiếp.
Nhưng cũng nên nhìn vào thực tế để thấy con đường cải cách hành chính còn lắm chông gai và lực cản, sức ỳ không nhỏ. Chẳng hạn tình trạng mà nhiều người ví von "Một cửa nhưng nhiều khóa" hay việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai vẫn là nỗi lo của hàng triệu gia đình khi mà rất nhiều nơi ách tắc, kéo dài nhiều trường hợp hàng chục năm trời dù không có gì phức tạp; nhũng nhiễu và vòi vĩnh vẫn cứ xảy ra, gây bức xúc cho người dân và các doanh nhân. Hay tình trạng xuất hiện "giấy phép con" tùy tiện, "chém đầu này, lại mọc đầu khác", cũng có khi là có quy định rõ ràng rồi nhưng xử lý không nghiêm, hay bị "bôi trơn" nên phạt rồi cho tồn tại nên pháp luật thực thi không nghiêm, tạo nên những tiền lệ xấu, gây dư luận không hay, ảnh hưởng đến niềm tin của Nhân dân. Cũng như trong đại dịch Covid-19 vừa qua, cách hiểu và vận dụng văn bản hành chính của một số địa phương cũng khác xa nhau, dẫn đến tình trạng "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" khiến dư luận bất bình. Tất cả mọi sự đều bắt đầu từ con người thực thi công vụ. Nên tựu trung cải cách hành chính là đột phá thì đột phá của đột phá phải là công tác nhân sự và kiểm tra, xử lý. Con người vẫn là yếu tố quyết định thành bại của mọi cải cách hành chính.
Từ thực tế, xin có mấy đề xuất:
Quy định chính là pháp luật, chưa có thì cần hoàn thiện, đã có là phải theo, đã "nói là làm" như Thủ tướng chỉ đạo họp về cải cách hành chính hôm 9/3. Nếu vì quan hệ thân hữu, nếu vì "đồng bạc đâm toạc tờ giấy"... thì không thể cải cách hành chính đúng nghĩa và đến nơi đến chốn.
- Cần phân cấp, phân quyền rõ ràng, cụ thể cho những người đứng đầu các địa phương, đơn vị đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân; thưởng, phạt nghiêm minh mới có tác dụng nêu gương và răn đe, hạn chế những tiêu cực, thậm chí là tội phạm có thể xảy ra.
- Phải lấy hiệu quả công việc, sự hài lòng chính đáng của người dân và chủ doanh nghiệp để làm thước đo đánh giá trách nhiệm công vụ của mỗi người trong bộ máy hành chính, của địa phương, đơn vị. Rất cần có các hình thức trưng cầu ý kiến người dân, chủ doanh nghiệp một cách thực chất và căn cứ vào đó để cấp trên có kết luận chính xác cũng như ứng xử phù hợp. Coi đó cũng là cách thiết thực đóng góp xây dựng một nhà nước dân chủ pháp quyền.
Hy vọng rằng với quyết tâm cao độ của người đứng đầu Chính phủ, sự vận hành của các bộ máy hành chính từ trung ương đến cơ sở sẽ có nhiều khởi sắc trong năm 2022, làm bản lề cho những năm tiếp theo hướng đến tương lai xây dựng một quốc gia cường thịnh và đáng sống.
![]() Sáng 25/01, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang và lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá đã đến thăm, ... |
![]() Vụ việc kit test ở Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) đã gây sốc toàn xã hội những ngày ... |
![]() Văn phòng Chính phủ vừa có Công điện số 8149/CĐ-VPCP ngày 7/11/2021 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
