![]() |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (trái) từng nhiều lần biểu dương quận 6, trong đó có việc làm đưa thuốc điều trị tới dân sớm của chị Hơ Rin (áo xanh). (Ảnh Zing) |
Câu chuyện về nữ Bí thư Quận 6 Hơ Rin rất giản dị. Khi thấy tình hình dịch Covid-19 lan rộng và có chiều hướng nguy hiểm, các ca tử vong trong thành phố tăng cao hàng ngày, uy hiếp đến tính mạng của người dân sinh sống trong quận mình, chị đã không chần chừ chờ đợi các hướng dẫn chi tiết của Bộ Y tế và Sở Y tế TP mà đã chủ động cho phát thuốc kháng viêm, kháng đông cho F0 điều trị tại nhà ngay lập tức.
Hơ Rin tổ chức việc phát thuốc cho dân ngay từ cuối tháng 7, trong khi phải mãi đến giữa tháng 8, hai loại thuốc trên mới được Sở Y tế TP HCM chính thức hướng dẫn và cấp phát các túi thuốc cho các F0 sử dụng để điều trị tại nhà.
Thực ra thì việc tiên phong phát thuốc kháng đông và kháng viêm của Hơ Rin cũng có cơ sở của nó. Nói hình ảnh một chút là chị cũng có “cây gậy” để chống khi bước đi trên con đường chưa ai dám đi. Đó là việc, như chính lời Hơ Rin kể, là cũng vào cuối tháng 7, Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Nên cũng đã gửi vào nhóm chung của Bí thư các quận, huyện của thành phố một đơn thuốc với 2 loại là kháng đông và kháng viêm, với gợi ý là nên cấp cho dân sử dụng trước tình hình các ca tử vong tăng mạnh.
Hai loại thuốc này vốn đã được dùng để điều trị có hướng dẫn cho F0 trong bệnh viện, khu cách ly. Tuy nhiên, thuốc này chưa được Sở Y tế hướng dẫn sử dụng ngoài cộng đồng thời điểm đó, nên hầu hết lãnh đạo quận huyện e ngại thực hiện gợi ý của Bí thư Nên.
Tuy nhiên, Hơ Rin đã chủ động gặp các chuyên gia dịch tễ giỏi tham khảo thêm ý kiến và cách thức để đi đến quyết định dũng cảm phát thuốc ngay cho dân. Chị tâm sự với báo chí: “Thời điểm khó khăn như thế, nhiều ca tử vong như thế, với tư cách là người đứng đầu một Quận uỷ, tôi không thể nhìn thấy có cách giúp dân mà không làm.
Vì thuốc này có chống chỉ định đối với một số trường hợp. Vì vậy không ai dám chịu trách nhiệm khi các chống chỉ định xảy ra trong dân.
Biết điều này để an toàn cho dân khi dùng thuốc, tôi yêu cầu các trạm y tế phường phải hướng dẫn rõ và kỹ cho người dân trước khi sử dụng, ví dụ như phải ăn no trước khi uống thuốc, sử dụng thêm thuốc hỗ trợ đối với bệnh nhân có bệnh về dạ dày vv…”
Bí thư Hơ Rin đã chủ động đề nghị bí thư 14 phường trong quận vận động các nguồn trong xã hội để có 2 loại thuốc kháng đông, kháng viêm phát cho F0 điều trị tại nhà. Ngoài ra, các phường có thể phát bổ sung các loại khác như thuốc hạ sốt, vitamin C…
Chị cũng dặn các phường khi điều trị F0 bằng thuốc này phải đưa xuống cho trạm y tế, hỏi rõ người dân có bệnh nền gì thì liên hệ bác sĩ của họ để phối hợp cho uống thuốc.
“Tôi cũng thấy đây là một việc có phần mạo hiểm. Các phường cũng có chần chừ. Nhưng tôi phải rất quyết liệt, chần chừ đâu kịp. Mỗi giờ trôi qua mà không có thuốc là bao nhiêu bệnh nhân sẽ chuyển nặng, tử vong.”- Hơ Rin tâm sự với báo chí.
“Trong quá trình này, tôi thường xuyên theo dõi, động viên các phường. Phường nào chần chừ, tôi sẽ xuống kiểm tra nhiều lần, theo rất sát. Tôi hỏi đã mua thuốc chưa, phát chưa, đi xuống tận nơi chưa, đã có ai uống chưa, uống rồi thì như thế nào.
May mắn, từ lúc dùng thuốc, các phường báo về số ca tử vong giảm hẳn. Uống chừng 5-7 ngày thì xét nghiệm ra âm tính. Nhờ đó, nhiều người yên tâm với cách làm này”.
Do niềm tin vào các phương pháp phòng, kháng, chống bệnh sốt, ho, nhiễm khuẩn của dân gian rất hiệu quả, bỏ qua những khuyến cáo tây y một chiều và khuôn mẫu cứng nhắc, Bí thư Hờ Rin đã đề nghị các phường như sau: Chủ động tăng cường tuyên truyền về các biện pháp nhằm nâng cao sức đề kháng của cơ thể như sử dụng chanh, sả, gừng, lá tía tô, xông các loại thảo dược có tinh dầu… theo y học cổ truyền, sử dụng các loại vitamin phù hợp…
Tinh thần dám làm, dám chịu trách nhiệm, đặt hiệu quả của việc cứu sống người dân trước hiểm hoạ Covid-19 lên trên hết của Bí thư Hờ Rin đã góp phần quan trọng hạn chế được ca nhiễm bệnh, ca bệnh nặng, ca tử vong tại quận 6.
Trong các chuyến xuống làm việc phòng, chống dịch tại quận 6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhiều lần biểu dương lãnh đạo quận 6 vì hành động quyết liệt và dũng cảm để cứu dân. Ông nhận định quận rất sáng tạo, vận dụng rất tốt các biện pháp phòng chống dịch với mục tiêu hiệu quả trên hết, thể hiện tinh thần trách nhiệm, vì nhân dân phục vụ.
Nhiều người khi ca ngợi nữ Bí thư Hơ Rin hay dùng từ “xé rào”. Tôi thực lòng không muốn dùng từ đó khi viết về hành động của chị. Vì khi ta khen ngợi chị “xé rào” để cứu dân, vô hình trung ta đã ngầm coi có một “hàng rào” nào đó đã được dựng lên để làm khó, làm khổ dân sao? Mà trên thực tế phòng chống dịch ở TP HCM và Quận 6 cũng như tất cả các quận huyện khác, không hề có một rào cản nào cả, tuyệt đối không. Chỉ có một vài quy định lúc đầu không phù hợp với thực tiễn phòng chống Covid-19; chỉ có một vài sự chậm trễ, thiếu quyết đoán; chứ tất cả mọi chủ trương, đường lối phòng chống dịch của TP HCM đều là vì dân, vì mục đích duy nhất là đảm bảo cao nhất cho an toàn sinh mạng của đồng bào trong thành phố.
Vậy nên, tôi gọi hành động của Hơ Rin là dũng cảm. Dũng cảm đi tiên phong. Dũng cảm quyết đoán. Dũng cảm dám chịu trách nhiệm cá nhân trước sinh mạng của nhân dân.
Và vì sự dũng cảm đó, chị xứng đáng là một Bí thư Quận uỷ được dân tin yêu và ca ngợi. Cao hơn thế, Hơ Rin xứng đáng là một người Cộng sản chân chính với lương tâm cao cả và trí tuệ sắc bén của mình!
![]() Mất việc kéo dài, nguồn thức ăn cạn kiệt khiến nhiều lao động tự do quê ở các tỉnh miền núi phía Bắc không thể ... |
![]() Từ mô hình "ATM việc làm" của Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Ninh Thuận hàng chục người lao động (NLĐ) đã tìm được việc làm. |
![]() Theo báo cáo của các cấp công đoàn, tính đến ngày 11/9/2021, số người lao động được thụ hưởng chính sách từ Nghị quyết số ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
