Bức ảnh cháu bé vùng dịch Mạnh tay với “ném đá” trên mạng Chính phủ khẩn trương, doanh nghiệp nhiệt tình, đồng lòng chống dịch |
![]() |
Tiêm vắc xin phòng Covid-19. Ảnh: HN |
Như vậy, tư duy chỉ có Bộ Y tế "độc quyền" vắc xin hay chỉ nhập qua doanh nghiệp nào đó đã chính thức bị phá bỏ. Dù muộn nhưng tôi ủng hộ cả hai tay và có lẽ đại đa số người dân nước này cũng đồng tình như thế.
Khi mà chỉ có vắc xin, vắc xin và vắc xin mới có thể ngăn chặn hiệu quả Covid-19 và chấm dứt những tháng ngày hồi hộp yên rồi bùng, hàng triệu người căng mình, vất vả khổ sở truy vết, cách ly... thì không thể ngồi chờ từ một nguồn hay hạn chế huy động tổng lực như thế. Lẽ ra chủ trương này phải quyết từ lâu nhưng dù sao muộn còn hơn không.
Thực tế của chúng ta hiện nay thế này đây: “Đến nay mới có hơn 100 triệu liều vắc xin Covid-19 được cam kết cung cấp, đủ tiêm chủng cho 70% dân số từ 18 tuổi trở lên. Như vậy, vẫn còn thiếu khoảng 40 triệu liều để đạt mục tiêu. Bộ Y tế đang huy động mọi nguồn lực, liên tục làm việc với Đại sứ quán các nước Ấn Độ, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản... các tổ chức quốc tế và Liên minh châu Âu để sớm tiếp cận các nguồn, mua thêm vắc xin.
Các nguồn vắc xin Việt Nam đang có gồm 38,9 triệu liều cung cấp từ Covax; 30 triệu liều từ AstraZeneca, mua thông qua VNVC; 31 triệu liều từ Pfizer; một nguồn thứ 4 đang trong đàm phán và chưa rõ thời gian cung ứng. Ngoài ra, Bộ Y tế đang đặt mua thêm 10 triệu liều từ Covax và 20 triệu liều từ Pfizer nhưng chưa rõ thời gian cung ứng. 40 triệu liều vắc xin của Nga đã được đặt mua từ lâu nhưng đối tác báo thời gian cung ứng cuối năm 2022.
Còn vắc xin nội thì: "Đang có 4 ứng viên nổi trội là Nanocogen, đã bắt đầu thử nghiệm giai đoạn ba, Ivac thử nghiệm giai đoạn một và các công ty khác đang tiến hành thử nghiệm giai đoạn tiền lâm sàng và lâm sàng".
Nhưng vắc xin ngừa Covid-19 không có hiệu lực bảo vệ miễn dịch suốt đời, chỉ kéo dài 6 tháng đến một năm đồng nghĩa với việc 25 ngàn tỷ như Bộ Tài chính dự kiến chỉ để lần tiêm đầu và về lâu dài không còn cách nào khác nếu không xã hội hóa mà dân gian chúng ta bảo rằng cứ tiêm trả tiền, chỉ nên miễn cho người nghèo cùng lực lượng tuyến đầu chống dịch.
Với tình hình này và chủ trương trên của Chính phủ thì từ nay doanh nghiệp nội hay FDI nào có điều kiện, đại gia nào có tiền, người dân nào có thể đều có quyền tiếp cận nguồn vắc xin, miễn sao vắc xin về nhanh nhất.
Đó là xu hướng tất yếu khi mà Covid 19 đang hoành hành khiến TP HCM phải giãn cách xã hội, nhiều tỉnh, thành khác mà nhất là Bắc Giang, Bắc Ninh đang vất vả chống đỡ. Covid-19 không chờ chúng ta tiêm xong và ngân sách luôn hữu hạn trong khi các khoản chi lại “vô hạn” nên “mở toang cửa” để sớm có vắc xin là điều cần kíp để an toàn sớm đến cho đất nước mình.
Đã xã hội hóa và cần kíp thế này thì đừng ngại ngần gì nữa mà nên để từng cá nhân tham gia, chung tay góp sức dù ít hay nhiều, dù cả triệu hay chỉ một vài liều. Miễn sao nhanh có tiền, sớm có vắc xin để mọi việc trở lại bình thường.
Giờ đây chỉ còn lại cách tổ chức, điều hành và phân phối vắc xin sao cho công bằng, đúng, đủ, hợp lý. Ví dụ như ai đã có đóng góp vào thì nhất định họ phải được tiêm, còn lại họ muốn tặng địa chỉ nào thiếu cứ công khai, điều phối rõ ràng.
Thời buổi 4.0 này việc đó không khó và dân chúng sẽ đồng tình, quốc gia thêm nguồn lực, ngân sách đỡ gánh nặng và lãnh đạo bớt khó nghĩ, dễ xử hơn. Miễn sao tiền tiêu đúng chỗ, xài đúng cách, không thất thoát và chẳng ai lạm vào là được và mọi chuyện cứ minh bạch trên các cổng thông tin điện tử thì khó thế hay khó nữa cả nước chung tay, vắc xin sẽ sớm đến với mọi người.
Bà Phương Hằng đã cam kết với Sở TT&TT TP.HCM sẽ ngừng livestream. Trước đó, các livestream của bà đã đánh trúng tâm lý ... |
Người lao động gia nhập công đoàn, trở thành đoàn viên là vô cùng chính đáng và cần thiết. Bởi khi đã trở thành đoàn ... |
Đẩy nhanh tiến độ của chiến dịch tiêm vắc xin cho công nhân ở Bắc Giang, hoàn tất việc tiêm 100.000 liều trong vòng 10 ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
