![]() |
Trong vòng 6 năm, thu nhập bình quân gồm lương, các khoản phụ cấp của lao động làm công ăn lương trong khu vực Nhà nước tại TP.HCM tăng chưa đến hai triệu đồng. Ảnh minh họa: HOÀNG TRIỀU (Báo Người lao động) |
Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức lẽ ra thực hiện từ tháng 7/2021, nhưng dịch kéo dài, chủ trương này liên tục phải lùi. Sau ba lần lỡ hẹn, hiện mức lương thấp nhất của công chức đại học chỉ gần 3,5 triệu đồng. Trong khi đó, lương đủ sống của lao động ở TP.HCM năm 2020 phải ít nhất 7,5 triệu đồng mỗi tháng, theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ lao động. Còn bây giờ khi mà cơn "bão giá" chỉ mới chớm hạ nhiệt thì lương như thế có lẽ chỉ đủ cầm cự qua ngày.
Báo VnExpress dẫn chứng: “Chị Trần Ngọc Hiếu, 38 tuổi, Phó chủ tịch Hội Phụ nữ một phường ở Quận 4, TP.HCM tranh thủ bán hàng online để có thêm thu nhập. Đồng hồ vừa điểm 11h30, giữa cái nắng 35 độ C, chị Hiếu vội vàng sắp xếp đồ đạc, rời ủy ban phường về nhà cách đó khoảng 6 cây số. "Tôi về nấu cơm ăn với con và tranh thủ giao hàng", chị Hiếu nói”.
Chồng chị cũng là công chức, tổng lương hai người là 13 triệu đồng, trong đó phần của chị 5 triệu đồng và cả nhà phải tằn tiện lắm mới tạm đủ chi tiêu ở mức tối thiểu.
Những trường hợp như chị Hiếu và hàng triệu công chức khác nếu chỉ trông chờ vào lương thì có lẽ họ đang sống dưới mức nghèo khổ ở nơi họ làm việc, sinh sống. Nghịch lý như vậy, thực trạng khó khăn như thế kéo dài hàng chục năm nay mặc cho cải cách hay cải thiện từ trung ương xuống địa phương thì cho đến bây giờ lương, thậm chí thu nhập có thêm nhiều nơi cũng chưa bằng mức đủ sống! Như chị Hiếu, ước muốn chỉ giản đơn thế này: "Tôi không đòi hỏi lương phải quá cao nhưng hy vọng đủ sống để có thể gắn bó lâu dài với công việc".
Đây là những con số biết nói ở TP.HCM: “Trong vòng 6 năm, thu nhập bình quân gồm lương, các khoản phụ cấp của lao động làm công ăn lương trong khu vực Nhà nước tại thành phố tăng chưa đến hai triệu đồng, trung bình mỗi năm tăng 319.000 đồng. Năm 2021, thu nhập bình quân của cán bộ, công chức, viên chức ở thành phố đạt gần 8,86 triệu đồng mỗi tháng. Trong đó, một số ngành thu nhập chưa đến 8 triệu đồng như: giáo dục, vận tải kho bãi, dịch vụ lưu trú, ăn uống...”
Không chỉ đời sống khó khăn, chi tiêu tằn tiện, cuộc sống vất vả, chao đảo với chức trách mà có hệ lụy khác chúng ta đã từng thấm thía. PGS.TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đời sống xã hội, nói lương quá thấp khiến cán bộ, công chức đã phải làm nhiều việc để có thêm thu nhập. Như vậy công chức đã sử dụng danh tiếng của cơ quan, vị trí, thời gian công để làm thêm bên ngoài, kiếm thêm thu nhập. Ông Lộc lo ngại, điều mà thực tế đã xảy ra khá nhiều, "việc này là vi phạm đạo đức công vụ. Ở một số nước, điều này là cấm kỵ nhưng nước ta lại bình thường vì lương cứng cán bộ, công chức khá thấp".
Lương thấp, thu nhập không cao và vị trí dễ kiếm thêm tiền từ những nguồn không chính đáng rồi dẫn đến điều gì chúng ta cũng quá rõ, pháp luật phán xử cũng quá nhiều. Nghịch lý lương không đủ sống, thu nhập chính đáng khá khó khăn nhưng rất nhiều người giàu có và vui vẻ với cuộc sống khá giả là kết quả của cái gì có lẽ ai cũng ngầm hiểu. Điều đó đang diễn ra, có thể “nhắm mắt làm ngơ” để lợi nhà nhưng rõ ràng ích nước hay không đã có câu trả lời. Lương đủ sống, thu nhập đủ để làm việc là yêu cầu và đòi hỏi chính đáng và “an toàn” cho tương lại của bất kì xã hội nào, tiếc thay điều lẽ ra phải có ấy vẫn phải loay hoay đi tìm…
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan".
|
![]() Thời gian qua, làn sóng công chức, viên chức rời nhiệm sở ngày càng có xu hướng gia tăng, làm dấy lên một vấn đề ... |
![]() Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến góp ý của Nhân dân với Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định ... |
![]() Chuyện Thừa Thiên - Huế yêu cầu cán bộ, công chức ngành văn hóa mặc áo dài thứ hai đầu tháng đang gây nhiều tranh ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
