Câu chuyện phở Thìn bắt đầu khi một doanh nhân sinh năm 2001 chia sẻ trên báo chí. Anh nhận mình là “truyền nhân” của ông Nguyễn Trọng Thìn - chủ sở hữu của thương hiệu phở Thìn 13 Lò Đúc. Doanh nhân này cho biết, anh đã làm việc cùng ông Thìn từ nhỏ. Hiện nay, anh là giám đốc điều hành thương hiệu phở Thìn 13 Lò Đúc.
Trên trang Facebook Phở Thìn 13 Lò Đúc có tích xanh cũng chia sẻ bài viết về “Bước chuyển giao lịch sử để vươn tầm quốc tế”. Theo đó, clip ông Thìn nắm tay doanh nhân trẻ được ghi là “cái dắt tay lịch sử”. Theo chia sẻ của ông Thìn, trang Facebook này dù có tích xanh chính chủ nhưng ông không hề quản trị.
Bên cạnh đó, 3 công ty liên quan tới “hệ sinh thái Phở Thìn” cũng đã được thành lập. Theo đó, 2 công ty có doanh nhân trẻ kia và ông Thìn cùng nắm giữ. Còn một công ty cũng liên quan tới phở Thìn nhưng của riêng doanh nhân kia.
Ông Nguyễn Trọng Thìn thẳng thừng chia sẻ trên báo Tuổi trẻ: Tôi không có gì liên quan đến công ty đó. Công ty đó tự xưng, tự lập không có sự đồng ý của tôi. Chính vì thế tôi đang kiện công ty đó ra tòa về tội lừa đảo tôi, lập công ty mà không có sự đồng ý của tôi. Người ta đã tự lấy tên tôi để thành lập công ty đó mà không có sự bàn bạc nào với tôi. Họ lạm dụng sự hiểu biết về pháp luật để thông tin trên mạng để lừa tôi…
Giữa lúc ông Thìn và doanh nhân trẻ tranh cãi về thương hiệu phở Thìn, một nhóm khác đã đăng bài trên mạng xã hội tố ông Thìn đã bán nhượng quyền không sòng phẳng. Theo nhóm này, họ cũng đã từng mua nhượng quyền phở Thìn với giá hàng tỉ đồng. Tuy nhiên, công thức được ông Thìn chuyển cho “khác 100%” với phở Thìn ở 13 Lò Đúc. Đồng thời, nhóm này cũng tố ông Thìn dù đã bán nhượng quyền nhưng sau đó đã lên truyền thông tố các quán của nhóm này là “giả mạo”.
Câu chuyện tranh cãi 3 bên về một thương hiệu nổi tiếng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Mới nhất, trao đổi với báo giới, ông Nguyễn Trọng Thìn cho biết, ông đã nhờ đội ngũ luật sư tư vấn và sẽ mang giải quyết lùm xùm này ở tòa.
Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt, ông Nguyễn Trọng Thìn chưa thể sở hữu nhãn hiệu Phở Thìn. Theo thông tin cập nhật trên hệ thống, trong suốt nhiều năm qua, đã có nhiều cá nhân, đơn vị đăng ký nhãn hiệu với thương hiệu Phở Thìn. Cá nhân ông Nguyễn Trọng Thìn cũng đã hơn một lần đăng ký trên hệ thống nhưng bất thành.
Nhãn hiệu “Phở Thìn” duy nhất được đăng ký thành công thuộc về quán phở Thìn ở phố Đinh Tiên Hoàng. Quán phở này vẫn được dân gian gọi với cái tên phở Thìn Bờ Hồ (phân biệt với phở Thìn tái lăn ở Lò Đúc). Về mặt lịch sử, quán Thìn Bờ Hồ có từ năm 1954, còn Thìn Lò Đúc thành lập năm 1979. Thú vị ở chỗ, quán phở Thìn trên phố Đinh Tiên Hoàng dù nổi tiếng, có đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (điều kiện pháp lý để mở rộng) nhưng quán chỉ bán ở một vị trí và không bán nhượng quyền.
Quay lại “scandal” phở Thìn Lò Đúc, rồi đây, ai đúng, ai sai, đúng thế nào và sai đến đâu sẽ được xử lý rõ ràng bởi lực lượng chức năng. Xã hội văn minh là xã hội giải quyết nhưng tranh chấp trên tòa chứ không chỉ lùm xùm “đúng nhận, sai cãi” trên mạng hay trên mặt báo.
Câu chuyện cũng để lại bài học rất lớn về ý thức đăng ký nhãn hiệu, giấy tờ pháp lý liên quan tới nhượng quyền. Nhất là với những thương hiệu ẩm thực có tính gia đình như phở Thìn. Hai quán phở cùng tên, hai cách ứng xử với hai ý thức khác nhau về nhãn hiệu và bảo vệ nhãn hiệu đem lại hai kết quả khác nhau.
Bởi không chỉ câu chuyện trùng tên mà ngoài phở Thìn, còn đó rất nhiều những quán ăn, những thức quà nức tiếng Thủ đô đang đứng trước bài toán phát triển mở rộng một cách lành mạnh, hợp pháp và chắc chắn. Những mô hình kinh doanh gia đình, gia truyền nay buộc phải tìm hiểu rõ hơn từ pháp lý tới truyền thông để đảm bảo nhãn hiệu được bảo hộ và tránh những lùm xùm không đáng có.
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
