![]() |
Sau hậu quả nghiêm trọng của vụ hỏa hoạn chung cư mini ở Khương Hạ, nhiều hộ kinh doanh phòng trọ tại Hà Nội đang rục rịch lắp thang thoát hiểm đề phòng bất trắc. Ảnh: vietnamnet.vn |
Tôi không nói về một lối thoát cụ thể trong công trình xây dựng khi xảy ra hỏa hoạn như một yếu tố kỹ thuật. Tôi muốn nói về hai câu hỏi: Chúng ta làm gì với những chung cư đã được xây lên và đang sử dụng? Giải pháp căn cơ nào cho đề xuất dừng hoạt động chung cư mini trong ngõ sâu?
Còn nhớ, năm ngoái, sau vụ cháy karaoke ở An Phú (Thuận An, Bình Dương), Quan Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) làm nhiều người chết, Bình Dương, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành khác đã đồng loạt tổng kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ này. Mệnh đề quyết liệt nhất được thực hiện lúc đó là: cơ sở nào không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thì dừng hoạt động. Nhưng, chắc chắn rằng, xử lý chung cư mini lại không dễ như karaoke. Lý do đơn giản là hiện ở đó đang là nơi ăn chốn ở của hàng nghìn con người, hàng trăm giao dịch mua bán tài sản đã diễn ra, nhiều tòa nhà đã bán hết và chủ đã rời khỏi từ lâu, …
Nhiều người đặt câu hỏi không hiểu từ bao giờ xuất hiện một khuynh hướng nhà ở lạ lùng: chung cư mini. Thực tế là tên gọi chung cư mini nghiễm nhiên được chấp nhận như một thuật ngữ pháp lý vì nó được xem là tên gọi của nhà ở nhiều tầng nhiều hộ của hộ gia đình, trong đó các căn hộ được thiết kế, xây dựng khép kín. Trong lúc, kiểu nhà ở này không phải công trình nhà nghỉ, khách sạn nên không yêu cầu hồ sơ phòng cháy, chữa cháy. Sau khi hoàn thành đến lúc chuyển nhượng hoặc cho thuê, công tác quản lý sản phẩm nhà ở này đang còn bỏ ngỏ. Lỗ hổng của luật đã kéo theo lỗ hổng trong quản lý.
Vậy lối thoát là gì cho 2.000 chung cư mini ở Hà Nội và 42.000 nhà trọ kiểu chung cư mini ở Thành phố Hồ Chí Minh đang hoạt động?
Ở đây vẫn là câu chuyện về trách nhiệm phải được gọi tên một cách cụ thể. Những tòa nhà tồn tại không phải một cách đột nhiên mới đây mà đã “trải qua” vài nhiệm kỳ. “Phê bình, nhắc nhở” không còn đủ sức cho một lối thoát về quy hoạch lỗi trong thực tế. Những “thế lực chống lưng đằng sau” các công trình sai phạm theo cách nói của nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị phải được gọi tên và đặt ra “đằng trước” để giải trình và quy trách nhiệm. Cơ quan chức năng phải định rõ những các khoản phạt các chủ công trình theo hành vi vi phạm. Vì đợt tổng kiểm soát của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đối với chung cư mini không thể đơn thuần là chắp vá một vài lối thoát hiểm, sắm thêm một vài bình chữa cháy hay khuyến cáo người dân trang bị thang dây, mặt nạ phòng độc… mà cần sửa tận gốc. Một nhóm nghiên cứu có chuyên môn về xây dựng đối với từng tòa nhà cụ thể giúp tính toán các giải pháp khoa học và phù hợp. Lúc đó, có thể, nhiều căn hộ trong các chung cư mini sẽ thay đổi công năng sử dụng phục vụ cho hạng mục an toàn; nhiều tòa nhà sẽ thay đổi chức năng. Và việc đền bù, hoán đổi, di dời nhiều hộ dân sẽ phải thực thi.
Dẫu biết rằng, 2.000 chung cư mini ở Hà Nội và 42.000 nhà trọ kiểu chung cư mini ở Thành phố Hồ Chí Minh là những con số khổng lồ đối với việc chỉnh sửa tận gốc, không chỉ về mặt thời gian mà còn về kinh tế. Nhưng, những thiệt hại về thời gian và kinh tế đó không có nghĩa lý gì với những đau thương như đã trải qua.
Không chỉnh sửa tận gốc, chúng ta không lấy gì để đảm bảo rằng sẽ không có những thiệt hại về con người trong tương lai. Không chỉnh sửa tận gốc, mọi việc rồi “đâu lại vào đấy” và câu hỏi “Ai băm nát quy hoạch Thủ đô?” sẽ vẫn không có câu trả lời. Không chỉnh sửa tận gốc, chúng ta hoàn toàn có thể ngụy biện trong mọi trường hợp, dạng như, tất cả những quy hoạch ở tại thời điểm đó nó đúng nhưng đến khi sai là do … “kinh tế phát triển”!
QUỐC THẮNG
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Quốc Thắng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Quốc Thắng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Quốc Thắng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
