Luồng suy nghĩ của dư luận từ những ngày xin cấp phép đào tạo ngành Y đa khoa và Dược học của trường này vẫn đang tiếp diễn.
Sáu năm qua, những “đứa con đầu lòng” của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã nhận không ít thị phi. Từ những cụm từ mang sắc thái mỉa mai “bác sĩ kinh - công”, “bác sĩ tráng men”, … đến những lạm bàn về kiểu “đại học trái tuyến”, “nhất nghệ” cho “tinh”, may ra mới có “nhất thân vinh” còn đào tạo tổng hợp, chạy đua thì khó lòng đảm bảo chất lượng; rồi quy trình làm ngược: khi chưa có bệnh viện thực hành nhưng đã mở ngành đào tạo; …
Sáu năm qua, vì thế, không chỉ thầy cô, nhà trường mà sinh viên, phụ huynh cũng đối mặt với nhiều áp lực: lo lắng về vấn đề việc làm, thương hiệu của một ngành đào tạo non trẻ, áp lực của một ngành đào tạo có tính chất đặc thù, chuyên môn liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người. Những áp lực đó, tôi tin rằng, luôn hiện ra hằng ngày với họ và kể cả khi “đứa con đầu lòng” đã có “giấy khai sinh”.
![]() |
Sinh viên khối ngành sức khỏe Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội chờ đợi giây phút nhận bằng tốt nghiệp. Ảnh: thannien.vn |
Và câu chuyện trên không chỉ là của một cơ sở đào tạo nữa mà trở thành vấn đề chung của khối ngành này ở nước ta, khi nay, việc mở tuyển sinh khối ngành sức khỏe được xem là “trăm hoa đua nở”. Theo thống kê, hiện cả nước có 56 cơ sở giáo dục tham gia đào tạo lĩnh vực sức khỏe, trong đó, 24 cơ sở công lập, 32 cơ sở ngoài công lập, với 16 ngành đào tạo đại học.
Và câu chuyện trên cũng buộc phải đặt ra câu hỏi: Được cấp phép đủ tiêu chuẩn để tuyển sinh, đào tạo có đồng nghĩa với việc sẽ có chất lượng đào tạo tốt không? Được đào tạo đầy đủ 6 năm và tốt nghiệp đã làm chúng ta yên tâm chưa? Khi chưa chứng minh bằng thực tế nghề nghiệp, mọi câu trả lời vẫn còn ở phía trước. Nhưng, nhìn lại những gì đã trải qua, chúng ta có thể trả lời được nhiều câu hỏi tiền đề cho các câu trả lời trong tương lai.
Một trong những yếu tố quan trọng của đào tạo y khoa là thực hành. Nghị định số 111/2017/NĐ-CP ngày 5/10/2017 của Chính phủ đã tạo thuận lợi, mở ra cơ hội lớn cho hợp tác giữa cơ sở giáo dục và bệnh viện. Nhưng quy định trường công lập thì hợp tác với bệnh viện công lập, trường tư thục thì hợp tác với các bệnh viện tư trong việc đào tạo thực hành đã tạo ra sự phân biệt không đáng có. Đó là chưa nói đến việc phân biệt đó đi ngược tinh thần của Luật Giáo dục đại học và chính sách xã hội hóa giáo dục, tinh thần chăm sóc sức khoẻ Nhân dân.
Một yếu tố khác không kém phần quan trọng của đào tạo là đầu vào: đầu vào tốt là điều kiện cần và đầu ra tốt là điều kiện đủ. Với đầu vào chỉ dựa trên các giờ thi trắc nghiệm như hiện nay thì việc tổ chức một kỳ thi tuyển riêng cho toàn khối ngành sức khỏe là điều cần làm sớm nhất có thể. Tiêu chí sàng lọc đầu vào, phỏng vấn, xây dựng các công cụ “thước đo lòng nhân ái” hoặc tiêu chí hoạt động xã hội, thiện nguyện của thí sinh, … không những giúp bảo đảm chất lượng đầu vào mà còn giảm thiểu những tình huống chọn sai ngành hay những rủi ro cho người học khi đã tốt nghiệp. Thực hiện phương án tuyển sinh đặc thù, chú trọng thực hành là hai bước đầu tiên để tạo dựng niềm tin. Không vì ám ảnh có thể bị rối loạn bởi các cải cách liên tục như ngành Giáo dục mà chúng ta hài lòng với cách làm hiện tại.
Những phản biện, lo ngại về hiện tượng “trăm hoa đua nở” của khối ngành đào tạo sức khỏe thực chất là câu chuyện của niềm tin. Vậy, chiến lược của khối ngành sức khỏe, đặc biệt là đối với những trường mới đào tạo không gì ngoài nỗ lực tạo dựng niềm tin. Và, cũng cần thống nhất với nhau rằng: niềm tin không được tạo ra từ việc người học hay cơ sở đào tạo đạt tiêu chuẩn, được cấp phép, … hay thậm chí các danh hiệu.
Nhưng niềm tin cũng không đến từ một phía. Bạn đòi hỏi cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe, bác sĩ phải tạo ra niềm tin toàn vẹn cho bạn trong lúc bạn thừa biết không có một khái niệm đồng nhất về một ngành nghề: có những sinh viên được đào tạo ở một cơ sở non trẻ nhưng với nỗ lực của bản thân, họ hoàn toàn có thể không phụ niềm tin của bạn; bệnh thông thường của bạn nhưng nguy hiểm đến tính mạng có thể được chữa lành bởi một bác sĩ chưa nhiều kinh nghiệm chuyên sâu; … Không ai xem niềm tin là một nghĩa vụ nhưng cần nhớ rằng, mọi niềm tin được tạo dựng đều mang tính hai chiều: khách thể sẽ không thể tạo dựng niềm tin nơi bạn nếu bạn thiếu đi sự thấu hiểu.
Có một ý tưởng rất hay: cứ hiểu triết lý của ngành Y một cách giản dị, dễ hiểu mà sâu sắc là: “còn nước còn tát”. Triết lý đó không những đặt ra vấn đề chuyên môn của bác sĩ mà còn là lòng nhân ái. Phải làm gì khi “còn nước” nhưng người cầm gàu không muốn “tát”, không đủ sức hoặc không biết cách để “tát”? Đó là một câu hỏi lớn cần trả lời của nhiều bên mà gốc của nó là phải xóa bỏ tư duy đơn giản về ngành đào tạo đặc biệt này.
Rất có thể, một người mặc áo blouse trắng mà bạn gặp trong một ngày "bất thường" nào đó là những sinh viên khóa đầu mới tốt nghiệp cách đây 2 ngày. Hãy đặt niềm hy vọng ở họ cho con đường dài dấn thân phía trước. Và những bác sĩ mới tốt nghiệp của một cơ sở đào tạo non trẻ cũng cần tâm niệm về sứ vụ lớn hơn: trở thành một bác sĩ thực thụ còn là cách để tạo dựng niềm tin đối với xã hội không chỉ cho ngôi trường mà mình mang tên là “đứa con đầu lòng”.
QUỐC THẮNG
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết bạn có thể mời tác giả Quốc Thắng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Quốc Thắng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Quốc Thắng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Một mùa Xuân mới đã tới trên khắp đất nước ta. Và mọi người, mọi nhà đang tất bật, rạo rực đón mừng Tết Quý ... |
![]() Sân vận động quốc gia Mỹ Đình nhếch nhác và xấu xí được ví như “bãi ruộng” và chế giễu “xem bóng đá trên sân ... |
![]() Đến lúc này, việc tìm kiếm thi thể bé Hạo Nam vẫn chưa đạt được bước tiến đáng kể. Song, suốt gần một tuần qua, ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
