![]() |
Đồng chí Phạm Văn Được, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng tham vấn ý kiến một số phòng, ban, đoàn thể huyện Đơn Dương về kiến nghị, đề xuất của NLĐ. Ảnh: ĐVCC |
Ý nghĩa thiết thực
Đồng chí Phạm Văn Được, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng cho biết, đơn vị này vừa phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh tham mưu xây dựng và ban hành Kế hoạch số 2094/KH-UBND, ngày 22/3/2023 của UBND tỉnh Lâm Đồng về tổ chức hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với NLĐ trong các doanh nghiệp năm 2023.
“Đây là diễn đàn quan trọng, thể hiện sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đối với công nhân lao động và tổ chức Công đoàn theo tinh thần Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị “Về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”; cũng là hoạt động thiết thực chào mừng Đại hội X Công đoàn tỉnh Lâm Đồng, tiến tới Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028”, đồng chí Phạm Văn Được chia sẻ.
Theo Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng Phạm Văn Được, hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với NLĐ trong các doanh nghiệp nhằm giúp lãnh đạo tỉnh nắm bắt kịp thời và sâu sát tình hình diễn biến tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất của đoàn viên, NLĐ trong các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, doanh nghiệp có đông NLĐ.
Đây cũng là một trong những nội dung, hoạt động thiết thực của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng nhằm tăng cường xây dựng giai cấp công nhân theo tinh thần Kết luận số 79-KL/TW, ngày 25/12/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28-01-2008 của Ban Chấp hành trung ương Đảng (khoá X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.
Đồng thời qua đối thoại, tổ chức Công đoàn nắm rõ hơn về tình hình quan hệ lao động, việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với NLĐ; phối hợp với người sử dụng lao động, chính quyền, các cơ quan chuyên môn giải quyết khó khăn, vướng mắc, đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp và NLĐ.
![]() |
LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng tổ chức khảo sát thông qua phiếu hỏi và trao đổi trực tiếp với NLĐ. Ảnh ĐVCC |
Nội dung cụ thể
Vẫn theo Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng Phạm Văn Được, để chuẩn bị tốt nội dung tham gia hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với NLĐ trong các doanh nghiệp, đơn vị này đã chỉ đạo các cấp công đoàn tổ chức lấy ý kiến của của đoàn viên, NLĐ trong các doanh nghiệp về những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị, đề xuất của đối với UBND tỉnh, các sở, ngành của tỉnh và Trung ương trong việc thực hiện cơ chế, chính sách pháp luật đối với NLĐ và xây dựng quan hệ lao động trong các doanh nghiệp.
LĐLĐ tỉnh cũng tổ chức các đoàn khảo sát thông qua phiếu hỏi và trao đổi trực tiếp với NLĐ tại một số địa phương có nhiều doanh nghiệp, NLĐ làm việc tại doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các doanh nghiệp có đông NLĐ và các đơn vị sự nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
Tổ chức hội nghị tham vấn ý kiến một số phòng, ban, đoàn thể cấp huyện như: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; Phòng Văn hoá Thông tin; Phòng Giáo dục và Đào tạo; Bảo hiểm xã hội; Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội…để trao đổi, làm rõ thêm các vấn đề xung quanh các ý kiến, kiến nghị của NLĐ tại các doanh nghiệp ở một số huyện, thành phố, nơi có đông NLĐ.
![]() |
Lâm Đồng chuẩn bị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với NLĐ. Ảnh: ĐVCC |
Cụ thể, NLĐ kiến nghị, đề xuất nhiều nội dung thiết thực như: Quy hoạch, xây dựng khu nhà ở dành riêng cho NLĐ trong khu công nghiệp hoặc xây dựng nhà ở giá rẻ để NLĐ được mua trả góp, có chính sách cho NLĐ được tiếp cận vốn vay xây nhà ở; xây dựng khu vui chơi, giải trí cho NLĐ, xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo gần khu công nghiệp; đào tạo nghề nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp cho công nhân để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; lắp đặt thêm đèn chiếu sáng trong khu công nghiệp, đèn tín hiệu giao thông tại nút giao giữa Quốc lộ 20 và đường vào khu công nghiệp…
Hay việc triển khai thực hiện chính sách đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp, nơi có nhiều lao động và chính sách trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp theo Nghị định 105/2020/NĐ-CP, ngày 08/9/2020 của Chính phủ.
Đồng thời NLĐ cũng bày tỏ mong muốn Nhà nước tiếp tục có chính sách thu hút, hỗ trợ cho sinh viên mới tốt nghiệp, những người có trình độ chuyên môn cao; hỗ trợ NLĐ khi doanh nghiệp bị cắt giảm các đơn hàng, ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của NLĐ; giới thiệu, tư vấn việc làm cho NLĐ; khôi phục các nghề truyền thống, mở rộng thị trường để tạo thêm nhiều việc làm mới. Quan tâm đến chế độ về ốm đau, thai sản, tai nạn lao động; hướng giải quyết và có những chế tài nghiêm minh trước tình trạng nợ đọng, trốn đóng, chiếm dụng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của NLĐ.
Cùng với đó, kiến nghị các cơ sở y tế và cơ quan bảo hiểm xã hội cần có sự phối hợp tốt hơn trong việc cập nhật số liệu, cấp phát thẻ, thuốc bảo hiểm y tế đảm bảo liên thông, kịp thời tạo thuận lợi cho NLĐ trong khám chữa bệnh. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về lao động, về Công đoàn, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật lao động để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ và doanh nghiệp.
Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát
Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy
