Vắc xin Covid-19 và hy vọng của người dân Cam kết đầu năm Vừa giao thừa, đã thấy lo |
![]() |
Sa Pa kêu gọi du khách không cho tiền trẻ em địa phương. Ảnh |
Giật mình vì thương các cháu. Giật mình vì giận thảm trạng không phải mới xảy ra. Và, hơn hết, giật mình vì sự bất lực của tất cả chúng ta.
Đội kiểm tra trật tự đô thị cầm loa, ngồi trên xe đọc những lời kêu gọi sau trên các con phố của Sa Pa:
"Trên địa bàn thị xã Sa Pa trong ngày đông giá buốt có những trẻ thơ đang bị ép buộc đi ăn xin và bán hàng. Đây là hành động trục lợi trên thân thể trẻ em, đang vi phạm pháp luật về quyền trẻ em. Tổ công tác chúng tôi kính mong quý khách khi đi tham quan và du lịch trên địa bàn thị xã Sa Pa hãy vui lòng phản đối việc làm trên bằng hành động thực tế, không mủi lòng thương hại và cho tiền trẻ nhỏ, không mua hàng của các cháu. Như vậy là chúng ta đã góp phần bảo vệ quyền trẻ em.
Bởi những bà mẹ béo ù béo mập đang ngồi trên ghế đá công viên, quanh khu vực nhà thờ và sân quần Sa Pa để chờ những đứa trẻ thơ dại, dù chỉ 1, 2, 3, 4 tuổi đầu nhưng đã bị ép đi ăn xin trong những ngày đông giá buốt, thời tiết Sa Pa hiện chỉ 3 độ C.
Mỗi chúng ta cần phản đối hành động trên bằng việc làm thực tế: Không cho tiền và không mua hàng. Con chim còn biết công mồi về bú mớm cho con, các bậc làm cha mẹ đang trục lợi trên chính ruột thịt, con cháu mình, đây là hành động bất lương".
Những ai đã từng đi Sa Pa đều thấy chuyện này không phải mới xảy ra. Từ cách đây cả chục năm, hình ảnh các em nhỏ, trong trang phục của đồng bào thiểu số đi bán hàng trở nên quen thuộc. Hoặc các em lang thang, nằm chỗ này chỗ kia để trông chờ những đồng tiền từ thiện. Nói thẳng ra đó là một dạng ăn xin.
Và những người đồng bằng, với sự lạ lẫm khi thấy các em nhỏ khốn khó trong cái rét khiến nước mắt đóng băng, sẵn sàng hỗ trợ các em. Đó đơn thuần xuất phát từ tình thương. Song, nếu nhìn kỹ vào những gương mặt, nghe những câu chuyện vùng cao, hành động cho tiền đơn giản ấy rất không có lợi.
Tôi đã từng nghe một cán bộ vùng cao nhắn nhủ, làm gì thì làm, đừng cho tiền trẻ em vùng cao. Đồng tiền hồn nhiên nhưng mỗi người góp vào một chút cũng dồn tương lai các em vào chốn tăm tối. Bởi ở cái nơi kiếm 50 ngàn tiền mặt từ hạt thóc hạt ngô trên nương là cả một kỳ tích thì mỗi 10 ngàn tiền lẻ của người vùng xuôi hào phóng đưa cho các em khiến chính các em và gia đình ỷ lại. Cung cấp “con cá” không bao giờ là hỗ trợ bền vững. Ngược lại, nếu cung cấp sai bối cảnh nó còn hủy hoại nhân tâm khủng khiếp.
Còn lời kêu gọi của những người có trách nhiệm địa phương, tôi đánh giá cao. Sa Pa có lẽ là địa phương đầu tiên ở miền núi phía Bắc ra mặt lên tiếng trước những tồn tại để khắc phục. Tôi tin chắc những người cầm loa đi tuyên truyền không vui vẻ gì khi thừa nhận chuyện này. Nhưng họ đã dám đối mặt với vấn đề để kêu gọi sự hỗ trợ từ khách du lịch. Sự hỗ trợ đó đơn giản là không làm gì, không cho tiền, không mua hàng của các em.
Song, tôi hy vọng đây mới chỉ là khởi đầu. Chính quyền địa phương có thể làm nhiều hơn thế. Bởi họ có công cụ pháp lý trong tay để bảo vệ các em nhỏ, thực thi quyền trẻ em. Và, ngoài việc kêu gọi khách du lịch không cho tiền các em, triệt đường “kiếm sống” của “những bà mẹ béo ú béo mập”, các cấp, ban, ngành địa phương cần tạo sinh kế vững vàng cho người dân.
Nếu có “cần câu” thì không ai phải tự tước bỏ phẩm giá của mình mà đem con giữa cái lạnh cắt da để xin “con cá” cả. Những nỗ lực của chính quyền địa phương là đáng ghi nhận. Nhưng nếu đi xa hơn nữa, Sa Pa sẽ là mô hình mẫu để phát triển du lịch bền vững, hài hòa với đời sống, văn hóa của cộng đồng người dân bản địa.
Tôi tin, Sa Pa làm được.
![]() Hơn 10 năm công tác, gắn bó với đồng bào dân tộc thiểu số ở xã vùng cao Ba Giang, huyện Ba Tơ, cô giáo ... |
![]() Chỉ đạo “Có giải pháp để người dân tiếp cận vắc xin phòng dịch Covid-19 sớm nhất” của Chính phủ vừa được Bộ Y tế ... |
![]() Bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, Bộ luật Lao động 2019 không chỉ tạo lập khung khổ pháp lý mới để xây dựng ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
