![]() |
Vận động viên bóng bàn ăn những bữa cơm đạm bạc. Ảnh: Báo Tiền phong |
Nhói lòng nhất họ gọi thẳng tên tình trạng hiện tại là đói! Đáng nói, giá của suất ăn của họ Nhà nước chi không hề nhỏ, song các tuyển thủ vẫn phải bỏ tiền túi ăn thêm mì gói và các thứ ăn bổ trợ để lấp đầy cái dạ dày co bóp vì vận động cường độ cao.
Báo Tiền Phong đã cất công vào vai người nhà vận động viên để tới tận nơi ăn tập của nhóm tuyển thủ này. Những hình ảnh về bữa sáng 100 ngàn đồng/người gồm một gói xôi gấc và một chai nước ngọt; mâm cơm cho 8 người - 800 ngàn đồng gồm “đậu rán, cá basa kho, nem rán, một đĩa củ quả luộc và một bát canh cà chua nổi váng mỡ dày đặc”.
Hơn cả, cũng theo Báo Tiền Phong, những món ăn này được chế biến cơ bản từ đồ đông lạnh. Hình ảnh tủ đông với những món ăn cứng ngắc cũng được ghi lại. Từ vận động viên trẻ tới phụ huynh đều tỏ ra xót xa, khó sống. Song, họ chia sẻ, họ đã không dám lên tiếng vì sợ bị trù dập.
Chưa hết, nhóm tuyển thủ trẻ này thường xuyên phải nộp tiền hàng tháng từ mức hỗ trợ của Nhà nước cho huấn luyện viên (HLV). Khi được hỏi về điều này, HLV đội cho rằng ông dùng khoản tiền ấy để đưa các cháu đi dã ngoại, xem phim, nước nôi, taxi khi đi thi đấu giao hữu. Các tuyển thủ đã phủ nhận việc này và họ cho rằng họ chưa từng được nhận những thú vui trên.
Thông tin đưa ra đúng lúc thành tích của đoàn Việt Nam tại ASIAD tại Trung Quốc đang rất tệ. Tính đến thời điểm hiện tại, đoàn Việt Nam mới chỉ có 1 HCV. Trong khi đó, nhìn ra khu vực, Thái Lan đã có tới 10 chiếc HCV. Con số này của đoàn Indonesia, Singapore, Malaysia lần lượt là 4; 3; 3. Một kết quả rất khó chấp nhận khi đoàn Việt Nam luôn đứng vị trí rất cao ở đại hội thể thao khu vực SEA Games nhưng mới ra tới châu lục, chúng ta thấy rõ sự tụt hậu về thể thao đỉnh cao so với chính các nước láng giềng.
Hai thông tin về bữa ăn, thành tích ASIAD xuất hiện cùng lúc đã thổi bùng sự giân dữ từ người hâm mộ. Vẫn biết, hiện tại, các đơn vị liên quan chưa lên tiếng. Những thông tin Báo Tiền Phong đưa ra vẫn chỉ là thông tin một chiều dù đã có rất nhiều hình ảnh, lời phỏng vấn các bên minh chứng. Nhưng, dù thực trạng trầm trọng đến đâu, những người có trách nhiệm đúng sai thế nào, thì không thể phủ nhận, hình ảnh những bữa cơm đạm bạc, hay lời vận động viên trẻ kêu đói gây xót xa tột cùng cho người hâm mộ.
Tôi đã từng phỏng vấn nhiều vận động viên và phụ huynh họ. Chuyện vận động viên lấy ruốc ở nhà để đi giành huy chương không phải là mới. Nó xuất hiện cách đây từ lâu. Song, việc đất nước khó khăn, đầu tư cho thể thao không được nhiều, vận động viên ăn mì gói đi World Cup những tưởng là câu chuyện cổ tích ngày xửa ngày xưa.
Bởi hiện tại, việc đầu tư cho thể thao được Nhà nước chú trọng hơn rất nhiều. Ánh Viên trước đó đã có tôm hùm trong bữa ăn. Các cầu thủ bóng đá nữ, những cô gái uống trà đá sau buổi tập, nay đã bữa cơm có thịt bò (điều mà ông Mai Đức Chung không lần nào không nhắc như để minh chứng cho sự cải thiện dinh dưỡng cho cầu thủ). Và ngay cả nhóm vận động viên bóng bàn mà báo chí phản ánh, chế độ cho các cầu thủ trẻ cũng là 320 ngàn đồng/ngày. Mỗi bữa, các em có chừng 100 ngàn đồng để bổ sung dinh dưỡng, phục vụ công tác tập luyện.
Nhà nước chăm chút, người hâm mộ quan tâm, thương yêu, vậy lý do gì, giữa thành phố tưởng như không còn ai phải đói, vận động viên trẻ tuyển quốc gia lại phải than van nỗi khổ cùng cực của cơn đói?
Câu trả lời sẽ được các cơ quan liên quan giải quyết thỏa đáng. Cá nhân tôi cũng mong sao, có nhầm lẫn ở đâu đó. Rằng thực tình, các vận động viên trẻ, những ngôi sao mai của thể thao nước nhà không bị đối xử bằng những bữa ăn đạm bạc, hay quay quắt vì đói giữa những tiếng tụng ca về niềm hi vọng vào những vinh quang họ mang về sau này.
Còn nếu phản ánh là thật thì chúng ta chẳng có quyền gì để trách các vận động viên khi các môn thi đấu không mang huy chương về như kỳ vọng.
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee”
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
