Cụ thể, gần đây chùa Cự Đà đã bị dư luận phản ứng gay gắt sau khi một phụ huynh tố cáo con trai mình bị đánh và bị ép trải qua những hoạt động kinh hoàng trong khóa tu thứ 2 năm 2023. Theo phụ huynh này, con trai mình bị bắt phải ngủ trên sàn nhà, ăn uống kém vệ sinh, bị đánh đập và bị ép phải xem những hình ảnh ghê rợn về cái chết. Phụ huynh cũng cho biết con trai mình đã bị tổn thương tinh thần và cần phải điều trị.
Theo Trụ trì chùa Cự Đà, Đại đức Thích Di Kiên, khóa tu mùa hè là hoạt động nhằm giáo dục đạo đức, nhân cách, lòng hiếu thảo và kỹ năng sống cho các em. Nhà chùa cũng cho biết đã thuê một số người có kinh nghiệm để tổ chức khóa tu, trong đó có bà Phạm Thị T., Trưởng ban tổ chức khóa tu.
Tuy nhiên, theo Trụ trì, bà T. đã có những hành vi lạm quyền và sai sót trong quá trình tổ chức khóa tu. Bà T. đã không thông báo cho nhà chùa về việc sử dụng những hình ảnh ghê rợn để giáo dục các em. Bà T. cũng đã không báo cáo cho nhà chùa về việc một em bị xô xát và bị thương trong khóa tu. Bên cạnh đó, bà T. còn tiếp tục đăng ký khóa tu thứ 3 và đưa các em đi trải nghiệm ở một khu resort mà không có sự đồng ý của nhà chùa.
Sau khi nắm được tình hình, nhà chùa đã yêu cầu bà T. dừng tất cả các hoạt động của khóa tu và hoàn trả lại tiền cho phụ huynh. Nhà chùa cũng đã xin lỗi phụ huynh và các em vì những bất tiện và tổn thương đã gây ra. Nhà chùa cũng khẳng định sẽ dừng vĩnh viễn tất cả các khóa tu tại chùa Cự Đà và không cho bà T. tham gia bất kỳ hoạt động nào tại ngôi chùa này.
Vụ việc ở chùa Cự Đà phần nào sáng tỏ. Các cá nhân liên quan, gây ảnh hưởng tới uy tín nhà chùa chắc chắn sẽ được các lực lượng chức năng làm rõ và xử lý. Song, thực tế, tình hình “loạn” chương trình ngoại khóa hè đang xảy ra.
Không chỉ riêng khóa tu, nào lớp vẽ, nào lớp kỹ năng sinh tồn, lớp piano, lớp bơi, bóng rổ… chưa được kiểm định chất lượng tràn lan. Về lý, khóa học nào cũng có ích lợi nhất định với trẻ. Nhưng trên thực tế, khóa học nào cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định mà các bậc phụ huynh lo sợ như vụ việc ở chùa Cự Đà. Và cũng trên thực tế, lũ trẻ hiện tại đang bị bóp nghẹt các sân chơi tự nhiên. Trẻ đô thị đã không còn những “góc sân và khoảng trời” để có thể tự do chơi những gì các em thích.
Chưa kể, môi trường số hóa đang tấn công mạnh mẽ vào nhu cầu giải trí của các em nhỏ. Chúng ta không thể thả con cả ngày muốn chơi gì thì chơi như cha mẹ chúng ta đã làm với chúng ta. Bởi hiện tại, trẻ sẽ chơi điện thoại và chẳng còn không gian nào để các em chơi bóng “miễn phí” cả.
Bên cạnh đó, nhiều địa phương cũng cấm luôn thầy cô dạy thêm kiến thức mùa hè. Tức là, phụ huynh sẽ phải lo “giải ngân thời gian” 3 tháng mênh mông của con em sao cho an toàn, bổ ích. Và trong vô vàn lựa chọn, sẽ có những rủi ro không đáng có như vụ việc chùa Cự Đà.
Trong trường hợp ấy, phụ huynh và em nhỏ là nạn nhân, rất đáng cảm thông. Nhưng nhìn bức tranh rộng hơn, việc trẻ đang thực sự thiếu sân chơi tự nhiên an toàn, lành mạnh là bài toán đặt ra với những người làm quy hoạch đô thị cũng như làm chính sách.
Vì suy cho cùng, thành phố trong sông, thành phố trong rừng hay bất cứ triết lý đô thị nào cũng nên đặt vấn đề chất lượng sống của con người (đặc biệt là trẻ nhỏ) lên đầu tiên!
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
