
Chữa lành (healing) có thể hiểu đơn giản là quá trình phục hồi những tổn thương về tinh thần. Có rất nhiều trường phái và cách để chữa lành. Tuy nhiên, dù có theo lối nào, chữa lành không bao giờ là quá trình đơn giản, ngắn gọn. Phục hồi sau những sang trấn là hoạt động kéo dài cả năm, thậm chí nhiều năm.
Hơn cả, y học hiện đại đang xét sức khỏe tinh thần có vai trò không kém gì sức khỏe thể chất. Đúng hơn, hai mặt này không đứng độc lập mà liên quan mật thiết tới nhau. Ví dụ, stress, trầm cảm sẽ gây những tổn hại rất lớn để sức khỏe thể chất. Ngược lại, vận động, tập thể thao không phải chỉ để có một sức khỏe thể chất cũng như cơ thể đẹp mà còn giúp sức khỏe tinh thần cải thiện rõ rệt.
Đồng nghĩa, những người trợ giúp tâm lý, những tham vấn viên, trị liệu viên có vai trò không kém các bác sĩ điều trị trong bệnh viện như chúng ta biết. Song, bất cập xảy ra khi bác sĩ cần nhiều năm học trên ghế nhà trường cùng quy trình mở phòng khám, hành nghề rất gắt gao còn các nhà trị liệu tâm lý thì không.
Ai cũng có thể trở thành nhà trị liệu, nhà chữa lành hay nhà tham vấn. Các khóa tư vấn, trị liệu, chữa lành mở ra nhan nhản, được quảng bá rầm rộ trên các nền tảng mạng xã hội. Và khi người bị tổn thương tinh thần cần chữa lành, công cuộc tìm khóa học, khóa trị liệu là vô cùng gian nan. Đáng chú ý, những người thực sự cần chữa lành là những người đang có tâm lý bất ổn. Và nhiều “nhà trị liệu” đã nhắm rất đúng sự chông chênh này trong tâm trạng “khách hàng” để quảng bá, thu hút học viên.
Và một khi chọn nhầm “lang băm chữa lành”, những người gặp vấn đề về sức khỏe thực sự đã phải uống thuốc sâu để giải khát. Họ không những không thể thoát ra khỏi những tổn thương trong quá khứ mà còn bị bám víu, bị mở rộng những tổn thương. Những trạng thái này của nạn nhân không chỉ là câu chuyện phí phạm tài chính mà còn là sự bế tắc, tuyệt vọng về tinh thần (mặc dù đã cố tìm sự trợ giúp).
Việc bắt bệnh kê toa tùy tiện này của những “lang băm chữa lành” thất đức không kém những kẻ bán thuốc dởm trị bệnh thể chất. Bởi, họ đã và đang sinh lời từ những tổn thương của người khác. Và, họ có thể đẩy những “bệnh nhân” của mình từ bờ vực tuyệt vọng xuống đáy cùng.
Điều này là thất đức và cần có những giới hạn để xử lý!
Chúng ta cần hành lang pháp lý rõ ràng về việc thực hành tham vấn tâm lý. Chúng ta cần cả những mạng lưới, đường dây hỗ trợ tâm lý uy tín được xác nhận bởi hội đồng chuyên môn để hỗ trợ những người trầm cảm, những người đang gặp tổn thương về tinh thần. Chúng ta còn cần cả những chế tài xử phạt với những “phòng khám chui” có thể gây hại tới sức khỏe và tính mạng của người khác.
Dẹp “lang băm chữa lành” không phải để những người gặp vấn đề tâm lý khó tiếp cận trợ giúp hơn. Ngược lại, nó giúp việc tìm kiếm hỗ trợ của những người gặp sang chấn, tổn thương trở nên dễ dàng và đúng đắn hơn.
Và cuối cùng, nó cũng giúp cộng đồng khỏe khoắn, lành mạnh và bao dung hơn với những sự khác biệt và vấn đề của nhau.
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết "Khi những “lang băm” chữa lành", bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee”
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
