
Câu trả lời là không. Chúng ta đã tiếp cận rất sai khi dùng ngôn từ chia phe nhị nguyên trong câu chuyện quản lý và khai thác vỉa hè. Nào là giành lại vỉa hè cho người đi bộ; “ra quân” xử lý lấn chiếm vỉa hè; vỉa hè có nguy cơ bị “tái chiếm”... Đó là những ngôn từ tương đối nặng nề với tâm thức ta và địch với một vấn đề chia rẽ lợi ích giữa các tầng lớp Nhân dân.
Trong khi, đúng ra, chúng ta nên nhìn nhận rằng vỉa hè là của chung. Những thứ hiện tồn như hàng quán bán trên vỉa hè, xe để trên vỉa hè… là những quyền lợi bén rễ tới nhiều thập kỷ với một bộ phận dân phố. Tất cả các “đợt ra quân” chắc chắn sẽ đâu lại vào đấy nếu chúng ta coi những người dân đang sử dụng vỉa hè vì quyền lợi cá nhân kia là “đối tượng vi phạm”.
Bằng chứng rõ nhất là trường hợp ông Đoàn Ngọc Hải ở Quận 1 (TP. HCM). Ông Hải đã thực thi pháp luật rất sắt đá, cứ luật mà làm. Ông cũng đã có những thành tựu nhất định ở những thời điểm nhất định. Song, kết quả đó không hề bền. Bởi Quận 1 đã không giải quyết được bài toán sâu hơn của quản trị, đó là hài hòa lợi ích.
Câu chuyện ở Quận 1 cũng là câu chuyện của nhiều địa phương trong nỗ lực “giành lại via hè” nhiều chục năm nay. Vì, chừng nào những hộ kinh doanh với vỉa hè trước mặt còn bị “hất văng” bằng những đợt “ra quân”, chừng đó, họ sẽ tìm cách trở lại theo cách này hay cách khác. Bởi, không một lực lượng chức năng nào có thể giám sát từng mét vuông vỉa hè 24/24 giờ, trong khi vỉa hè về cơ bản ở ngay trước nhà hộ kinh doanh!
Chưa kể, văn hóa vỉa hè, kinh tế vỉa hè bám rễ trong đời sống và tâm thức thị dân quá lâu. Những thứ này không thể xử lý bằng mệnh lệnh hành chính, bằng những chiếc cần cẩu hay bằng ý chí chính trị. Nó phải được xử lý bằng những chính sách, chế tài và cả thiết chế văn hóa một cách chi li và vi tế hơn rất nhiều.
Bởi ở chiều ngược lại, dù có nói thế nào, thì một bộ phận người dân kinh doanh vỉa hè đang sử dụng tài nguyên chung miễn phí là điều không hợp lý. Và chính quyền đứng ra cho các hộ kinh doanh thuê vỉa hè với giá thành phù hợp cùng phân bổ rõ ràng chỗ nào của người đi bộ, chỗ nào của người kinh doanh là giải pháp có vẻ ổn nhất lúc này.
Ổn bởi chúng ta nhìn nhau như một chỉnh thể thống nhất cần chia sẻ lợi ích chung chứ không còn là “ta và địch”. Ổn bởi nếu thực thi được ngay ngắn, chúng ta sẽ không còn cảnh bất công khi một nhóm người dùng vỉa hè chung để kinh doanh thu lợi vào túi mà không đóng góp lại cộng đồng xu nào. Và hơn cả, ổn là bởi tất cả chúng ta uống cốc trà đá vỉa hè không còn “đồng phạm” với những người lấn chiếm vỉa hè vi phạm pháp luật.
Công cuộc hài hòa lợi ích vỉa hè vẫn là chặng đường rất rất dài. Bởi những lợi ích xung đột chằng chịt bám rễ quá lâu và chúng ta không thể giải quyết rốt ráo lập tức bằng những cuộc “ra quân”. Chính quyền các địa phương đứng ra cho thuê vỉa hè là một giải pháp khả dĩ để cân bằng lợi ích. Và ngay việc nhìn những người kinh doanh vỉa hè không còn là bộ phận lấn chiếm với “cuộc chiến” vỉa hè trường chinh năm này qua năm khác cũng là điều đáng ghi nhận trong việc thay đổi cách tiếp cận của các địa phương.
Và khi đã lập ra phương trình đúng tức là chúng ta đã giải quyết được một nửa bài toán. Điều còn lại là giải phương trình sao cho thận trọng và kiên trì để vỉa hè không còn là câu chuyện từ năm nay qua năm khác với những nghịch lý cả về kinh tế, văn hóa, pháp luật hiển hiện trước mắt mỗi người, hàng ngày.
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee”
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
