Cà phê tối

"Hôm nay anh đọc cuốn sách gì vậy?"

PHẠM XUÂN DŨNG
Tác giả: PHẠM XUÂN DŨNG
Ngày 21/4 hằng năm được chọn là Ngày sách Việt Nam. Nhưng... "Hôm nay anh (chị) đọc sách gì?" là câu hỏi hiếm hoi trong giao tiếp, thậm chí ngay cả câu hỏi "Vừa qua anh (chị) có đọc cuốn gì hay không?" cũng có lẽ rất ít được vang lên như lẽ ra nó phải như thế trong một xã hội văn minh, xã hội học tập. Ai cũng có thể kiểm nghiệm điều này khi người thân, bạn bè, đồng nghiệp, đồng môn... gặp nhau.
Ngày nay tuy có điều kiện hơn nhưng việc đọc sách xem ra vẫn là nhu cầu xa xỉ, nhất là khi các phương tiện nghe nhìn chiếm ưu thế trong đời sống .Ảnh minh họa: Internet

Một dân tộc rất lười đọc sách? Có phải thế không khi thống kê gần đây cho thấy bình quân mỗi người Việt mỗi năm đọc 4 cuốn sách, trong khi các nước phát triển như Nhật, Pháp con số này là 20 cuốn, còn các nước trong khu vực thì như Malaysia là 10 cuốn, Singapore là 14 cuốn...

Vì sao một dân tộc được xem là từ ngày xưa đã coi trọng sách thánh hiền, có truyền thống hiếu học lại lười đọc sách. Câu hỏi này muốn trả lời đầy đủ và chính xác chắc các nhà văn hóa, xã hội học... sẽ góp phần giải đáp nhưng từ trải nghiệm cá nhân và tham vấn cộng đồng cũng có thể nêu lên một số ý kiến.

Dân tộc ta tuy có truyền thống trọng sách thánh hiền, đề cao đạo học nhưng ngày xưa đọc sách, học hành dù vẫn có ý thức trau dồi kiến thức và đạo lý nhưng mục đích cao nhất, là học để thi cử, đỗ đạt rồi làm quan. Có lẽ việc đọc sách tuy có đề cao nhưng chưa phải là nhu cầu tự thân, tự giác nên chưa thể hình thành văn hóa đọc. Hơn nữa ngày xưa, người có điều kiện học hành còn ít, nên số người biết chữ và đọc sách cũng chỉ là phần nhỏ.

Cũng do xuất xứ như vậy nên dù ngày nay tuy có điều kiện hơn nhưng việc đọc sách xem ra vẫn là nhu cầu xa xỉ, nhất là khi các phương tiện nghe nhìn chiếm ưu thế trong đời sống hằng ngày. Điều đáng lo ngại là không chỉ những người lao động bình thường, nông dân lười đọc sách mà ngay cả những người được coi là trí thức, bằng cấp nhiều cũng không mặn mà với đọc sách, kể cả một số không ít như chính khách, nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ, giáo viên, kỹ sư, bác sĩ, sinh viên, học sinh...

Rồi khi mạng xã hội lan tỏa thì việc đọc sách xem ra càng lép vế. Đương nhiên sẽ có nhiều người nêu ra lý do bận hoặc ca cẩm: "Lo chạy ăn, chạy mặc, tiền học, tiền cưới... đã mệt phờ, hơi đâu mà đọc sách..." và cả ngàn lý do khác, nhưng những điều đó có thể có lý nhưng cũng không phải là căn nguyên chủ yếu. Đơn giản chỉ vì dân ta lười đọc sách, biết sách có ích nhưng vẫn không đọc.

Rất nhiều người gặp nhau, chỉ hỏi chuyện công việc, thăng tiến, phát tài, mua xe, mua đất, sắm áo quần, đi du lịch đó đây, không thì bàn tán những thông tin giật gân trên mạng... nên không mấy người hỏi chuyện đọc sách, thậm chí nếu hỏi sẽ bị coi là hâm hâm, gàn gàn, hay bị chê là ra vẻ trí thức, lập dị...

Nhiều nhà có điều kiện kinh tế khá giả, thậm chí giàu có nhưng chi chăm chút cho tủ rượu mà không ngó ngàng gì đến tủ sách, nếu có cũng chỉ để trưng bày làm mặt trang trí mà thôi. Nhiều người bỏ ra cả chục triệu, thậm chí trăm triệu mua cây cảnh nhưng chỉ cần bỏ vài trăm ngàn mua một cuốn sách người ta cũng tiếc.

Đáng buồn là một số người có địa vị xã hội được tặng sách, đã không đọc còn bán cho mấy bà đồng nát... Có một nghịch lý là ngày trước nghèo khổ, thiếu thốn đủ bề thì lại chăm đọc sách, nay có điều kiện thì nhiều khi không muốn ngó ngàng đến nó.

Muốn tôn vinh sách và cổ vũ cho văn hóa đọc thực sự thì trước hết những người lớn, những người có vị trí trong xã hội, những trí thức phải tự nhìn nhận lại để có sự điều chỉnh cần thiết. Mặt khác các gia đình cũng cần tác dụng của sách mà ham đọc, truyền tình yêu này lại cho con cháu. Nếu không tạo dựng được tinh thần hiếu học thực sự, truyền lửa cho nhu cầu ham hiểu biết, khám phá thì văn hóa đọc không thể phát triển.

Chưa kể còn phải định hướng để lớp trẻ không đọc những cuốn sách nhàm chàn, vô thưởng vô phạt, thậm chí là độc hại. Và cũng đừng để tình trạng ở thành phố thì thừa sách nhưng ít người đọc, còn ở nông thôn, nhiều nơi cần sách thì lại không có.

Nhà nước cần có một chính sách lớn, từ khuyến khích các tác giả có tác phẩm giá trị bằng hỗ trợ kinh phí cho nhuận bút và xuất bản, phát hành, tổ chức những cuộc thi, những sinh hoạt chuyên đề nói chuyện về sách, tổ chức các tủ sách cộng đồng, đầu tư cho thư viện... thì mới cải thiện được văn hóa đọc.

Nếu người Việt gặp nhau mà chưa hỏi đến chuyện đọc sách... thì mọi sự của văn hóa đọc vẫn chưa thay đổi.

Nếu thấy bài viết hữu ích, bạn có thể ủng hộ Phạm Xuân Dũng một "ly cà phê" để tác giả viết nhiều bài hay hơn nữa phục vụ bạn đọc.

Để mời tác giả "ly cà phê" qua MoMo, bạn đọc ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR của MoMo. Để đăng ký và sử dụng ví MoMo, xem chi tiết hướng dẫn tại đây.

"Buy me a coffee"

"Hôm nay anh đọc cuốn sách gì vậy?"

Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Phạm Xuân Dũng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội.

Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Phạm Xuân Dũng".

Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD).
Mối lương duyên giữa văn học và điện ảnh Mối lương duyên giữa văn học và điện ảnh

Nếu thơ phổ nhạc là một cuộc "hôn phối nghệ thuật" thường khá dịu êm thì chuyển thể từ truyện ngắn thành phim phần lớn ...

Người lao động nên dành một giờ đọc sách mỗi ngày Người lao động nên dành một giờ đọc sách mỗi ngày

Với áp lực của công việc, chuyện cơm áo gạo tiền, nhiều NLĐ không có quỹ thời gian dành cho bản thân, cũng như việc ...

Kinh tế - Chính sách

Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Sau phiên đầu tràn đầy hứng khởi trên sàn Nasdaq, cổ phiếu VinFast (VFS) quay đầu giảm gần 19% trong ngày 16/8, giá trị công ty xuống dưới 70 tỷ đô so với 85 tỷ của ngày đầu tiên. Chuyện trên bình thường và chẳng có gì lạ trên thị trường chứng khoán quốc tế nhưng phần nào giúp chúng ta hiểu rằng sân chơi ấy không dễ chịu như nhiều người tưởng trong lúc phấn khích.
Mỹ Anh

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng vừa chia sẻ quan điểm về việc sắp xếp các đơn vị hành chính. Theo đó, tinh thần của thành phố sẽ “giữ ổn định” quận Hoàn Kiếm
Hà Phan

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Giá gạo thế giới tăng, không ít doanh nghiệp đã “thừa thắng xông lên” đẩy nhanh xuất khẩu. Bộ trưởng Bộ Công thương khuyến cáo coi chừng “gậy ông đâp lưng ông”!
Quốc Thắng

Ba con số thiếu chủ ngữ

Giữa lúc đang thiếu giáo viên trầm trọng thì nhiều cử nhân sư phạm diện cử tuyển vẫn chưa được bố trí việc làm, hàng trăm sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm vẫn thất nghiệp và hàng nghìn giáo viên rời khỏi ngành.
Hà Phan

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội

Đời công nhân cạo mủ chúng em vất vả lắm! Dậy từ nửa đêm, lúc 1-2 giờ sáng, có khi sớm hơn. Cái mủ cao su lạ lắm, trời càng lạnh, càng có sương thì mủ càng ra nhiều. Cho nên người mình lạnh cỡ nào thì mình càng mừng cỡ đó. Sản phẩm nhiều thì được nhiều tiền công anh ạ! Nếu được phát biểu trước bác Huệ, em sẽ nói về đời công nhân cạo mủ cao su. Công việc cực nhọc nhưng lương thấp quá!

Văn hóa - Xã hội

Mỹ Anh

Mong ước đầu năm học

Một năm học mới bắt đầu với nhiều niềm tin kỳ vọng cùng bộn bề vấn đề đối với thầy cô, học sinh, phụ huynh và những người làm giáo dục.
Hà Phan

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Giữa tháng 9/2021, khi TP.HCM đã qua đỉnh dịch và chuẩn bị “mở cửa” thì bà con lại nháo nhác khi Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Y tế lúc đó - người sắp ra tòa
An Vinh

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Hôm nay, 19/8/2023, kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam. Trước hết, tôi xin trân trọng gửi tới toàn thể cán bộ, chiến sĩ đang và đã từng công tác trong lực lượng những lời chúc mừng chân thành, tốt đẹp nhất từ đáy lòng mình.
Mỹ Anh

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

Bộ phim Oppenheimer thuộc thể loại tiểu sử, kể câu chuyện về một nhân vật lịch sử với những biến động của lịch sử nước Mỹ và thế giới.
Hà Phan

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học

Vừa tốt nghiệp THPT, Trung Hiếu tại Thái Bình lập tức nộp hồ sơ vào trường nghề công nghệ ô tô, bỏ xét tuyển đại học.

Môi trường - Sức khỏe

Quốc Thắng

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Tin dồn dập về dòng Mekong sạt lở mấy ngày qua khiến cho bất cứ ai quan tâm đến môi trường đều cảm thấy lo ngại. Lo ngại vì nguyên nhân được phân tích
Mỹ Anh

Vụ bắt cóc 20 giây

Một vụ bắt cóc trẻ em diễn ra giữa ban ngày, tại khu đô thị Việt Hưng (Hà Nội) vừa diễn ra hôm qua. Sáng nay, con tin đã được giải cứu an toàn, nghi phạm đã bị lực lượng cảnh sát bắt. Tuy nhiên, các clip ghi lại tình tiết gây án khiến người xem không khỏi lạnh gáy.
Mỹ Anh

Tang thương Phố Núi

Tai nạn thảm khốc đã gây chấn động với giới bóng đá và tạo nên một không khí tang thương Phố Núi - khi những nạn nhân vắn số đều là gương mặt thân quen của làng bóng đá.
Quốc Thắng

Bằng chứng F

Trên khắp đất nước Việt Nam này, có biết bao nhiêu mảnh đất, bao nhiêu con người mang nỗi đau chất độc màu da cam. Nhưng bằng chứng về mối liên hệ vẫn là thứ đi
Mỹ Anh

Vụ sạt lở do… “nhân tai”

Trong khi câu chuyện về vụ sạt lở ở vườn sầu riêng tại Lâm Đồng vẫn còn nóng hổi, một vụ sạt nhỏ, với dòng nước nhấn chìm hàng loạt xế sang đã xảy ra ở Sóc Sơn (Hà Nội). Sau vụ việc, hình ảnh trên các mặt báo được chụp tại địa bàn mới thấy, hàng loạt homestay mọc lên như nấm, ngay giữa rừng phòng hộ.

Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Chúng ta đã qua “cơn choáng” trước những màn ra mắt khủng khiếp của AI. Các khóa học AI, các mô hình AI ứng dụng vào công việc đang được triển khai ào ạt. Giờ là lúc thực tế nhất, rõ ràng nhất về giá trị thực sự của AI.
Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Trào lưu dùng AI biến người từ những đặc điểm nhận dạng liên quan tới công việc thành những hình ảnh con búp bê, những món đồ chơi thu nhỏ gây “bão mạng”. Không chỉ là trò đùa để cười rồi quên, một trong những trào lưu đầu của làn sóng AI này đang gợi mở nhiều điều.
Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Viên kẹo rau giờ trở nên đắng ngắt với Quang Linh vlogs, Hằng Du Mục và cả Thùy Tiên.

Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

50 năm trước, ngày 7/4/1975, từ Tổng hành dinh trên đường Hoàng Diệu, Hà Nội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, với tư cách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, đã ký bức điện khẩn được coi là "mệnh lệnh lịch sử" gửi các cánh quân đang tiến vào Sài Gòn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh với nội dung: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng.”
“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Cuộc thi "Vua nem chua" gây tranh cãi xảy ra vào ngày 30/3 tại Công viên Tuổi Trẻ, TP Hòa Bình, khi Hợp tác xã Thực phẩm Chiển Hướng tổ chức sự kiện quảng bá sản phẩm nem chua mà không được cấp phép.
Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Gần 6 triệu lượt người xem 2 phiên livestream tranh cãi về chuyện tình ái của một streamer đã khiến dư luận bùng nổ. Nhưng đằng sau “cú nổ” ấy không phải là chuyện “anh kia cặp với chị này” mà là đỉnh điểm của sự vô bổ tới ngớ ngẩn của giải trí mạng.
Động đất thì phải làm gì?

Động đất thì phải làm gì?

Trận động đất xảy ra ở Myanmar vào hôm qua (28/3) đã ảnh hưởng tới hàng loạt các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Sự kiện này được đánh giá là thảm họa thiên tai tồi tệ nhất của Đông Nam Á, trong nhiều năm.
Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”

Bà Nguyễn Thị Nguyệt- chủ nhân của tờ vé số trúng 2 tỷ đồng bị rách- vừa được tuyên thắng kiện trong vụ việc bà khởi kiện Công ty Xổ số Huế. Bà được nhận thưởng 2 tỷ đồng, đồng thời, Công ty Xổ số Huế phải chịu toàn bộ án phí.
Hà Nội 12 mùa “check-in”

Hà Nội 12 mùa “check-in”

Hà Nội vẫn nổi tiếng với 12 mùa hoa, song thời đại khác đã khiến việc thưởng hoa sâu lắng thành xa xỉ. Khi mỗi mùa hoa là một độ các “nàng thơ” tụ tập kín các gốc cây, cố để đem về những khuôn hình đẹp nhất “cúng phây”.
Xem thêm