Từ thời điểm sau tết Nguyên đán, cuộc sống của chị Phan Thị Thúy Ngân (1982, công nhân lao động tại Cty CP Thủy sản Cửu Long, phường Mỹ Quý, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang) vô cùng khó khăn do doanh nghiệp liên tục bị cắt đơn hàng, giảm giờ làm.
Mỗi tháng, chị Ngân làm việc ở Công ty không tới 15 ngày, thậm chí có tháng chỉ làm việc được từ 6 - 8 ngày. Kéo theo đó là nguồn thu nhập bấp bênh, chỉ từ 2 - 3 triệu đồng/tháng.
![]() |
Lãnh đạo tỉnh An Giang thăm, tặng quà cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn và trao hỗ trợ theo Quyết định 6696 của Tổng LĐLĐ Việt Nam cho công nhân, người lao động. Ảnh: Tr.L. |
“Chồng mình làm ở bưu điện, mấy tháng qua gom hết thu nhập của cả hai vợ chồng vẫn không lo đủ cuộc sống, nhất là phải lo cho hai đứa con ăn học (một đứa lớp 1 và một đứa lớp 10). Cũng may nhờ sự hỗ trợ thêm từ gia đình nên cuộc sống đã duy trì được qua ngày”, chị Ngân cho biết.
Tình cảnh như chị Ngân chỉ là một trong số hàng trăm ngàn công nhân lao động trong cả nước đang bị giãn việc, mất việc.
Như tại An Giang, theo số liệu cập nhật từ các công đoàn cơ sở doanh nghiệp trong tỉnh An Giang, đến cuối tháng 5/2023, tỉnh này có gần 14.000 công nhân lao động bị giảm giờ làm, mất việc làm, tập trung ở các doanh nghiệp sản xuất giày da, may mặc, thủy sản.
Trước tình hình trên, nhằm kịp thời chia sẻ khó khăn cho đoàn viên, công nhân lao động, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 06/NQ-TLĐ và Quyết định số 6696/QĐ-TLĐ ngày 16/01/2023 về việc hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng trong thời gian từ ngày 01/10/2022 đến hết ngày 31/3/2023 với mức hỗ trợ từ 700 nghìn đồng tới 3 triệu đồng/người.
Chị Phan Thị Thúy Ngân chia sẻ: “Vừa qua, em nhận được hỗ trợ 1 triệu đồng, số tiền này tuy không lớn, nhưng em cảm thấy rằng mình được tổ chức Công đoàn quan tâm. Qua đó, có thêm động lực để vượt qua khó khăn, cùng doanh nghiệp tiếp tục gắn bó phát triển”.
![]() |
Đối với công nhân lao động, số tiền hỗ trợ tuy không lớn, nhưng đã mang đến nguồn động viên, giúp họ có thêm động lực vượt qua khó khăn để vươn lên. Ảnh: Tr.L. |
Theo LĐLĐ tỉnh An Giang, tính đến ngày 30/5 vừa qua, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh An Giang xét hỗ trợ cho 6.579 đoàn viên, NLĐ gặp khó khăn do DN bị cắt, giảm đơn hàng theo Quyết định số 6696/QĐ-TLĐ, với tổng số tiền trên 11,3 tỷ đồng, từ nguồn tài chính công đoàn cấp huyện và tỉnh. Trong đó, đoàn viên được hỗ trợ 1 triệu đồng, NLĐ được hỗ trợ 700.000 đồng.
Còn tại tỉnh Tiền Giang, đồng chí Ngô Thị Thùy Trang, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Tiền Giang cho biết, trên địa bàn tỉnh có 1.573 người nộp hồ sơ đề nghị nhận hỗ trợ theo Quyết định số 6696/QĐ-TLĐ của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam. Đến nay, LĐLĐ tỉnh Tiền Giang đã hoàn thành và trao tiền hỗ trợ xong cho 1.573 người, với tổng số tiền hỗ trợ hơn 2,5 tỷ đồng.
Chị Cổ Thị Kim Phương (công nhân đang làm việc tại Công ty TNHH TMSX Nệm & May mặc Mekong, tỉnh Tiền Giang) cho hay: Sau khi hay tin Tổng LĐLĐ Việt Nam có chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng, chị đã nộp hồ sơ. Đến nay, LĐLĐ TP Mỹ Tho đã trao tiền mặt, hỗ trợ cho chị 2 triệu đồng.
![]() |
Đồng chí Nguyễn Thiện Phú, Chủ tịch LĐLĐ An Giang trao hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Tr.L. |
“2 triệu đồng tiền hỗ trợ đã giúp tôi xoay xở trong lúc khó khăn. Cảm ơn tổ chức Công đoàn kịp thời chăm lo vật chất đến đoàn viên công đoàn, người lao động. Những sự hỗ trợ đối với công nhân chúng tôi trong lúc này là vô cùng trân quý”, chị Phương bộc bạch.
Tại Vĩnh Long, tỉnh này có 1.426 trường hợp là đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng. Đến nay, Vĩnh Long đã chi hỗ trợ đủ 1.426 trường hợp với tổng số tiền trên 2,3 tỷ đồng.
Hiện tại, rất nhiều lao động làm việc trong các công ty đang bị ảnh hưởng do doanh nghiệp không tìm được đơn hàng buộc phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm nhân công. Họ bày tỏ vui mừng khi được xét duyệt hỗ trợ từ Quyết định số 6696/QĐ-TLĐ. Với họ, đây là một chính sách mang ý nghĩa nhân văn rất lớn của tổ chức Công đoàn hướng đến đoàn viên, người lao động. Ngoài ra, đây còn là một trong các chính sách thiết thực được Tổng LĐLĐ Việt Nam triển khai nhằm chia sẻ, giảm bớt khó khăn cho đoàn viên, người lao động từ thời điểm dịch Covid-19 đến nay.
Đồng chí Lê Văn Phước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang khẳng định: “Thời gian qua, những vấn đề về đời sống, chế độ, việc làm… của công nhân lao động luôn được lãnh đạo tỉnh đặc biệt quan tâm. Từ đó, chỉ đạo các cơ quan, ban ngành kịp thời xử lý những vấn đề bức xúc, nổi cộm; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho công nhân lao động. Tỉnh đã chỉ đạo Sở LĐ - TB & XH phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh có chính sách chăm lo, hỗ trợ kịp thời cho công nhân lao động trong trường hợp bị cắt giảm đơn hàng tại các doanh nghiệp. Phối hợp với LĐLĐ tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của công nhân. Theo dõi sát thông tin thị trường, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, chủ động có các phương án để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp”.
![]() Ngày 08/6, UBND tỉnh An Giang phối hợp với LĐLĐ tỉnh An Giang tổ chức chương trình lãnh đạo tỉnh gặp gỡ, đối thoại với ... |
![]() Chương trình số 1734/CTr-TLĐ được LĐLĐ tỉnh An Giang triển khai thực hiện xuyên suốt toàn hệ thống như một chính sách an sinh xã ... |
![]() Ngày 16/6, Đại hội Công đoàn TP Long Xuyên, tỉnh An Giang lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 đã kết thúc thành công ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
