|
Người lớn ở đây là các nhà quản trị quốc gia, lãnh đạo địa phương, các đại biểu dân cử, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh...
Đành rằng quốc gia đã dành nhiều sự quan tâm như ký vào Công ước về quyền trẻ em, có Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, có các cơ quan chăm lo quyền trẻ em... và đời sống thiếu nhi đã có những chuyển biến tích cực, đã được cải thiện về nhiều mặt đáng kể, nhưng phải nói thật với nhau trong ngày lễ của các em rằng còn xa mới đạt yêu cầu đối với thế hệ "măng non".
Xin nói thẳng và liệt kê một số điều cần quan tâm:
Chúng ta chưa có một triết lý giáo dục đích thực, một chương trình học thực sự khoa học và nhân bản dành cho các em; chương trình học còn quá nặng, rườm rà, nhiều nội dung chưa thiết thực; nội dung sách giáo khoa chưa tinh giản, còn rối rắm, giá bán quá cao và không dùng được nhiều năm là một lãng phí lớn,... trở thành gánh nặng học tập và kinh phí cho các em và phụ huynh. Từ kiến thức được truyền dạy ở trường thường là khó lòng đáp ứng việc thi cử, nên việc dạy thêm, học thêm vẫn kéo dài từ nhiều năm nay như một căn bệnh trầm kha. Đến nỗi rất nhiều em học sinh không có một mùa hè để nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, chỉ biết cắm đầu học. Việc học quá tải đã khiến các em làm việc quá sức, tạo nên áp lực tâm lý dẫn đến nhiều hậu quả đau lòng...
Việc dạy và học chạy theo thành tích, thiên về lý thuyết, nhẹ phần thực hành, rèn luyện kỹ năng, trong đó có các kỹ năng sống như việc dạy và học bơi; hoặc có triển khai thì cũng nặng về rình rang hình thức, phong trào, ít thực chất và kém hiệu quả. Vì vậy tình trạng đuối nước năm nào cũng diễn ra ở nhiều địa phương và chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Chính vì vậy, mới đây, Thủ tướng Chính phủ lại phải tiếp tục có công văn nhấn mạnh việc phòng, chống đuối nước cho trẻ em.
Việc giáo dục đạo đức chưa thực sự có hiệu quả nên tình trạng nói dối, gian lận trong học hành, thi cử vẫn diễn ra khá phổ biến; bạo lực học đường vẫn là câu chuyện cần cảnh báo. Hơn nữa khi chuyện này xảy ra thì nhiều phụ huynh hành xử không phải với tư cách là người lớn nên đưa lại hậu quả đáng tiếc.
Nhiều người lớn chưa gương mẫu trong công việc, cách sống nên tạo nên những tấm gương xấu; hoặc chưa thật sự lắng nghe, chia sẻ với trẻ em nên càng đẩy xa khoảng cách giữa người lớn với trẻ em thay vì phải kéo gần lại với nhau.
Chắc còn khá nhiều điều đáng nói, tựu trung là những "món nợ" lớn nhỏ mà người lớn còn nợ trẻ em, mà đã nợ thì phải trả, càng sớm càng tốt.
Trẻ em là tương lai của mỗi gia đình, thế hệ "măng non" là tương lai của quê hương đất nước. Nếu đã ý thức như vậy thì người lớn hãy nhìn lại chính mình và cộng đồng, cùng nhau phát huy những việc tốt, hạn chế việc xấu, việc dở, việc chưa hợp lý... để tạo điều kiện cho trẻ em thực sự là trẻ em, được trở lại là chính mình, được sống với một tuổi thơ hồn nhiên, an toàn, lành mạnh và thực sự có ý nghĩa, tất cả những điều này sẽ trở thành hành trang có ích vô cùng khi các em vào đời và sẽ theo các em suốt cả cuộc đời.
Vậy thì người lớn chúng ta còn chần chừ gì nữa, bởi lần lữa là chịu thêm trách nhiệm với các em, với tương lai của gia đình và Tổ quốc Việt Nam. Hãy bắt đầu ngay từ hôm nay, ngay từ bây giờ và đương nhiên không phải chỉ trong ngày Quốc tế thiếu nhi.
Nếu bạn thấy bài viết hay, bổ ích, có thể ủng hộ Phạm Xuân Dũng một "ly cà phê" để tác giả viết nhiều bài hay hơn nữa phục vụ bạn đọc. Để mời tác giả "ly cà phê" qua MoMo, bạn đọc ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR của MoMo. Để đăng ký và sử dụng ví MoMo, xem chi tiết hướng dẫn tại đây. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Phạm Xuân Dũng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Phạm Xuân Dũng".
|
![]() Bản án nào cũng không thể làm cô bé 8 tuổi sống lại, trừng phạt nào cũng đã quá muộn màng và vô vàn giận ... |
![]() Tôi không định kể chuyện ma rùng rợn hay chuyện cổ thời tiền sử hoang dã, mà tôi nói chuyện hôm nay, tôi nói về ... |
![]() Để phần nào vơi bớt những đau thương, mất mát, chính quyền và các cấp Công đoàn tỉnh Bình Dương đã nỗ lực chăm lo ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
