Nợ lương, BHXH tại Công ty Haprosimex: Ai chịu trách nhiệm? Haprosimex phải bồi thường nếu chậm chi trả quyền lợi khiến người lao động thiệt hại |
Công ty từng “trả góp” tiền thai sản, ốm đau
Không chấp nhận yêu cầu từ phía Công ty CP Tập đoàn Haprosimex, nhóm lao động viết đơn đề nghị BHXH TP Hà Nội và BHXH huyện Gia Lâm giải quyết. Tập thể NLĐ cho hay, từ tháng 7/2011 đến tháng 7/2017 họ bị Công ty CP Tập đoàn Haprosimex nợ lương và BHXH, chế độ quyền lợi không được cơ quan BHXH thanh toán.
Sau khi báo chí và các cơ quan, ban ngành vào cuộc, Công ty Haprosimex đã chuyển một phần tiền nợ BHXH để tách đóng cho NLĐ. Căn cứ Điều 102, Luật BHXH 2014, sau khi nộp đủ hồ sơ theo quy định, NLĐ sẽ được chi trả trực tiếp từ cơ quan BHXH.
![]() |
Công ty Haprosimex hiện còn nợ BHXH khoảng 5 tỷ đồng - Ảnh: CNCC |
Mặc dù vậy, phản ánh từ công nhân Công ty Haprosimex, các thủ tục đã hoàn tất song phía doanh nghiệp “đang gọi một số NLĐ sang ký xác nhận đồng ý cho BHXH huyện Gia Lâm chi chuyển tiền thai sản, ốm đau về Công ty”.
Giải thích về việc này với PV Tạp chí Lao động và Công đoàn, bà Đỗ Quyên - Trưởng phòng Hành chính, phụ trách vấn đề bảo hiểm Công ty Haprosimex cho biết, trước đây dù Công ty nợ BHXH nhưng cũng chi trả cho công nhân diện ốm đau, thai sản hằng tháng dạng “trả góp”.
Bà Quyên nói, vừa rồi Công ty đề nghị NLĐ xác nhận số tiền chế độ đã nhận và hiện còn thiếu. Mục đích là để Công ty đề xuất cơ quan BHXH chuyển tiền chế độ thai sản, ốm đau của NLĐ về Công ty, dựa trên số tiền đã chi trả trước đây, còn lại bao nhiêu sẽ trả tiếp cho NLĐ.
Khi được hỏi liệu rằng NLĐ có nhớ được chính xác số tiền đã nhận trước đây, bà Quyên cho hay: “Chứng từ đã 12 năm, chúng tôi đang làm, cố gắng sắp xếp số liệu chính xác, xong sớm nhất để mọi người nhận sớm nhất. Bảng lương sẽ thể hiện, các chứng từ nhận đều có chữ ký, chúng tôi căn cứ vào đó để chi trả tiếp”.
NLĐ không đồng ý
Trước đề nghị trên từ phía Công ty, hầu hết NLĐ không đồng ý. Họ nêu các lý do: Thứ nhất, tiền thai sản và ốm đau là quyền lợi của NLĐ được hưởng khi tham gia BHXH, vì thế cơ quan BHXH phải có trách nhiệm chi trả đến tận tay NLĐ.
Thứ hai, việc ứng tiền thai sản vào lương trước đây là thoả thuận riêng của Công ty với NLĐ. Vì hiểu được khó khăn của doanh nghiệp nên họ đồng ý nhận 1 triệu/tháng và đó cũng là thiệt thòi lớn của NLĐ.
Chị Nguyễn Thị Thảo (46 tuổi), công nhân Công ty Haprosimex cho biết “vướng” chế độ thai sản qua 2 lần sinh nở (2011 và 2016). “Hồi đẻ đứa đầu (2011), Công ty trích mỗi tháng 1 triệu để chi trả tiền thai sản, họ trừ dần, bây giờ tôi cũng không nhớ đã lấy được bao nhiêu tiền. Còn chế độ thai sản khi sinh cháu thứ hai chưa được lấy”, chị nói.
![]() |
Chị Nguyễn Thị Thảo mong muốn tiền chế độ thai sản phải được cơ quan BHXH chuyển trả trực tiếp về tài khoản cá nhân - Ảnh: CNCC |
Cũng theo nữ công nhân, hiện chị còn bị Công ty nợ hơn 35 triệu tiền lương. Chị mong muốn tiền chế độ thai sản phải được cơ quan BHXH chuyển trả trực tiếp về tài khoản cá nhân. Khi Công ty thanh toán nợ lương thì sẽ trừ vào số tiền chế độ thai sản đã “trả góp” trước đó.
“Chúng tôi cũng muốn chắc chắn, bởi nhỡ không may tiền lương lại bị Công ty nợ kéo dài thì NLĐ lại khổ”, chị Thảo cho hay.
Trao đổi về vấn đề này, bà Đỗ Quyên - Trưởng phòng Hành chính, phụ trách vấn đề bảo hiểm Công ty Haprosimex nói: “Công ty hiện chỉ còn nợ lương 62 người, chưa giải quyết thai sản, ốm đau khoảng 200 người. Chúng tôi cũng đang kiến nghị với lãnh đạo sẽ ưu tiên các bạn vừa bị nợ lương, nợ chế độ thai sản, ốm đau trả hết tiền chế độ, trừ luôn vào tiền nợ lương. Hy vọng các bạn ấy sang làm việc cứ nêu ý kiến đó lên để lãnh đạo xem xét, giải quyết”.
Điều 5, Quyết định số 166/QĐ-BHXH, ngày 31/1/2019 về ban hành quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành, nêu rõ, sau khi hoàn thiện hồ sơ giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, cơ quan BHXH sẽ chi trực tiếp cho người lao động dưới 2 hình thức: Một là, chi cho người lao động, thân nhân người lao động qua tài khoản cá nhân: Căn cứ danh sách, phối hợp với ngân hàng nơi người hưởng mở tài khoản thực hiện đối chiếu thông tin, số hiệu tài khoản, nếu đúng thực hiện chuyển số tiền trợ cấp vào tài khoản cá nhân người lao động; thông báo cho bộ phận chế độ BHXH để đề nghị đơn vị cung cấp lại thông tin đúng về tài khoản cá nhân đối với người hưởng bị sai thông tin về tài khoản cá nhân; tiếp nhận lại thông tin điều chỉnh tài khoản từ Bộ phận Chế độ BHXH để chi trả cho người lao động. Hai là, chi trực tiếp bằng tiền mặt: Căn cứ danh sách, chi trả bằng tiền mặt trực tiếp cho người hưởng và đề nghị người hưởng ký nhận. |
![]() BHXH huyện Gia Lâm đã chuyển 23.682.750 đồng, tiền tử tuất 1 lần và mai táng phí của chị Lê Thị Ngân - nữ công ... |
![]() Trao đổi với PV Tạp chí Lao động và Công đoàn xung quanh vụ việc Công ty CP Tập đoàn Haprosimex nợ lương, BHXH, Luật ... |
![]() Ngày 17/3, Công ty CP Tập đoàn Haprosimex (Công ty Haprosimex) tiếp tục nộp số tiền hơn 2,4 tỷ đồng vào BHXH huyện Gia Lâm ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
