![]() |
Những bức ảnh về lễ cúng dường ở chùa Ba Vàng đang lan truyền trên mạng xã hội và gây bức xúc trong dư luận. Ảnh: Chùa Ba Vàng. |
Bức ảnh ghi lại hình ảnh một bà cụ đang quỳ lạy dưới chân nhà sư Thích Trúc Thái Minh trong một buổi lễ cúng dường ở chùa Ba Vàng, tỉnh Quảng Ninh.
Cùng trong những bức ảnh về lễ cúng dường đó đang lan truyền trên mạng xã hội và gây bức xúc trong dư luận là ảnh một cô gái rất trẻ đẹp cũng quỳ mọp cầu xin dưới chân sư Thái Minh.
Bà cụ trong bức ảnh thứ nhất dù sao cũng đã là người cao tuổi, thuộc thế hệ trước nên việc thành kính dâng hương cửa Phật cũng là điều dễ hiểu. Nhưng cô gái trong bức ảnh thứ 2 thì còn rất trẻ, đang ở độ tuổi sung sức về trí và lực để tập trung cho học tập và lao động mà lại đi quỳ mọp cầu xin thì quả là một hành vi đáng lo ngại, thậm chí có thể gọi mê tín.
Chúng ta ai ai cũng đều hiểu rằng, khi con người gặp khó khăn trong cuộc sống, không lý giải được cuộc sống và thiếu vắng niềm tin, họ sẽ tìm đến với tôn giáo và cả tín ngưỡng như một sự giải thoát. Nhưng việc đi tìm sự giải thoát đó luôn rất gần, chỉ cách một sợi chỉ mỏng manh, với sự mê tín. Và chính sự mê tín, sự u mê đó đã tạo điều kiện cho những người lợi dụng tôn giáo để thu lợi bất chính, ngược lại với đạo pháp chân chính của nhà Phật.
Tôn giáo chân chính giúp con người có niềm tin và hy vọng trong cuộc sống khó khăn vất vả. Nhưng hiện nay có nhiều người tu hành đang có những hành vi trục lợi từ niềm tin của các Phật tử và quần chúng trên mọi vùng đất nước. Việc xây chùa thật to, tổ chức lễ bái thật lớn đem lại cho những người trục lợi đó mối lợi nhuận khủng vì kinh doanh tín ngưỡng luôn là “thiên đường” của việc trốn thuế ở Việt Nam.
Đã đến lúc, Nhà nước phải ra tay chấn chỉnh, siết chặt lại các hoạt động tôn giáo biến tướng này. Cần phải loại bỏ các địa điểm kinh doanh du lịch tâm linh làm méo mó Phật giáo, biến các nhà chùa thành doanh nghiệp được miễn thuế.
Lâu nay, chúng ta chỉ tập trung mũi nhọn vào tuyên truyền kẻ địch lợi dụng tôn giáo để phá hoại, mà quên mất chính Phật giáo đang bị một số những kẻ đội lốt tu hành lợi dụng nhiều nhất. Còn lòng tin tôn giáo của người dân thì thời nào cũng có, sự u mê thiếu hiểu biết về tôn giáo luôn tồn tại trong một bộ phận dân chúng, nhưng đó chỉ là phần ngọn chứ không phải là gốc của việc lợi dụng tín ngưỡng để hành nghề mê tín dị đoan và trục lợi.
Và vì vậy, trở lại với bức ảnh và lời bình của TS Nguyễn Sĩ Dũng và bức ảnh cô gái trẻ đẹp quỳ dưới chân sư Thái Minh, ta thấy ám ảnh nhất không phải là ánh mắt cầu xin của bà cụ và sự cuồng tín của cô gái, mà chính là nụ cười "thu hoạch" của sư Minh.
Điều 64, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo quy định: “Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”
Pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là nhằm đảm bảo hơn nữa quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tạo sự thông thoáng, minh bạch, tạo cơ chế pháp lý nhằm tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; nhưng cũng kiên quyết loại bỏ những tổ chức, cá nhân lợi dụng tôn giáo để làm những điều gây phương hại đến Nhân dân, đến xã hội.
Để làm được những điều trên, cần một trách nhiệm lớn của Ban Tôn giáo Chính phủ, của các cấp chính quyền nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo.
Đặc biệt, vai trò của báo chí truyền thông, của cơ quan tư tưởng văn hoá các cấp cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, để sao cho ngày càng ít đi những việc quỳ lạy trong 2 bức ảnh nói tới ở bài viết này, để quần chúng Nhân dân đông đảo luôn biết và được “thẳng lưng mà bước, ngẩng đầu mà đi” trong một xã hội đẹp đời, đẹp đạo, có cả niềm tin tôn giáo chân chính và lí tưởng sống cao đẹp của xã hội Xã hội Chủ Nghĩa mà Đảng và Nhà nước ta luôn dày công quan tâm và xây dựng.
Nếu đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì bạn có thể mời tác giả An Vinh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả An Vinh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả An Vinh". |
![]() Những ngày qua, những video clip “nhận cúng dường phản cảm” của sư trụ trì chùa Ba Vàng (Quảng Ninh), gây nhiều bức xúc trong ... |
![]() Mấy ngày qua nhân dịp lễ Vu Lan (rằm tháng bảy Âm lịch) hình ảnh cúng dường ở chùa Ba Vàng (TP.Uông Bí, tỉnh Quảng ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
