![]() |
Sau sự cố nước sạch Sông Đà bị nhiễm dầu thải, nhiều người dân Hà Nội phải sống trong tình trạng "khan hiếm" nước sinh hoạt trong nhiều ngày qua. Ảnh: NH |
Cả triệu người dân ở Hà Nội đã trải qua 24 giờ hoàn toàn không có nước sinh hoạt. Đáng nói, Công ty cổ phần nước sạch Sông Đà không thông báo về kế hoạch cấp nước trở lại.
Hà Nội “khát” một ngày, vài ngày hay nhiều ngày hơn, không ai dám đoan chắc.
Trước đó, chính ông Nguyễn Văn Tốn, Tổng giám đốc Công ty nước sạch sông Đà cho biết: "Không dám chắc" xử lý được ô nhiễm nước do lần đầu tiên xảy ra".
Mọi bức bối, dư luận đều đã “xả thải” vào công ty sông Đà cũng như các cá nhân liên quan. Những lời than trách, yêu cầu xử lý mạnh tay theo quy định của pháp luật là chính đáng và phải làm.
Song, sự cố ngày hôm nay cũng nhắc nhớ cho chúng ta nhiều điều. Rằng, nước ngọt không phải là nguồn tài nguyên vô hạn. Sự việc ồn ào bởi hàng triệu người ở Hà Nội là nạn nhân.
Cần nhớ, 3 năm trước, miền Tây đã trải qua cuộc hạn mặn kỷ lục 100 năm; Tây Nguyên liên tiếp thiếu nước trong mùa khô nhiều năm ròng. Những sự thiếu thốn nhiều năm trời, cả nước sinh hoạt và canh tác ấy ai thấu? Trend nào trên mạng xã hội suốt nhiều năm qua nói về nỗi cực nhọc của đồng bào?
Rõ ràng, nước ngọt là vấn đề không phải hôm nay mà từ rất lâu rồi. Đó cũng không phải là vấn đề của riêng Hà Nội- nơi có đơn vị cung cấp nước sạch- mà của nhiều nơi trên dải đất chữ S này.
Chúng ta cần phải thay đổi thái độ với nước và nguồn nước. Cụ thể ở đây là nước ngọt. Biết bao sông hồ ở Thành phố này bị "bức tử". Đôi khi không phải do nhà máy, khu công nghiệp mà bởi sự lấn chiếm dần đều của các hộ dân xung quanh và việc xả trực tiếp nước thải sinh hoạt ra môi trường.
Ngay trong chính mỗi người Hà Nội, từ lúc xếp hàng lấy nước thời bao cấp kết thúc, chúng ta đã chóng quên sự cần thiết của nước tới cuộc sống thường nhật của bản thân. Chúng ta vung vít thả ga mà mau quên đi những ngày khốn khó: Hai ba bộ quần áo cũng làm nguyên mẻ giặt; nước rửa rau đổ đi và lấy xô nước sạch mới tưới cây… Còn vô vàn hành động nhỏ hằng ngày mà nếu chú ý, chính chúng ta đang lãng phí nước tới độ nào.
Chúng ta đã có ý thức, thậm chí thực hiện nghiêm chỉnh về việc tiết kiệm điện, hạn chế túi ni lông và đồ nhựa dùng một lần. Song, chúng ta chưa mảy may nghĩ về việc phải tiết kiệm nước. Lần này, tiết kiệm nước không phải vì một cơn khát xa xôi nào đó ở châu Phi hay vì tương lai xa lắc. Mà, việc thiếu nước chỉ cách chúng ta vài cây số, ngay thời điểm quý vị đọc bài viết này, những đồng nghiệp, họ hàng chúng ta đang không có nước dùng. Và tệ hơn, có những đứa trẻ đã phải tắm lại nước tắm của mình từ hôm trước.
Hay ngay chính những người dân đang khốn khổ vì mất nước kia, khi sự cố qua đi, chúng ta có thau dọn bể để rửa sạch styren? Và chúng ta có rõ hơn việc dọn bể thường kỳ để đảm bảo nước sạch thay vì phó mặc hoàn toàn cho công ty nước sạch và lõi lọc nước? Hoặc chúng ta có thêm ý thức về việc chắt chiu nước sạch?
Những gì đang diễn ra ở Hà Nội những ngày này thật đáng buồn, thương và phẫn nộ. Nhưng tôi tin, sự cố rồi cũng qua đi. Những người tắc trách, chơi đùa với sức khỏe, tính mạng đồng loại sẽ bị trừng trị thích đáng.
Nhưng thẳng thắn nhìn lại, ngoài kẻ đổ trộm dầu, ngoài công ty nước sạch, chúng ta có thấy phảng phất bóng dáng mình trong “cơn khát” này, của Hà Nội?
![]() Khu vực Trung Bộ dự báo tiếp tục có mưa trên diện rộng trong ngày 17/10. |
![]() An toàn của rất nhiều người dân Hà Nội bị đe dọa trước tình trạng ô nhiễm của "nước sạch" sông Đà. |
![]() Trong khi "ngóng đợi" kết quả từ phía cơ quan chức năng, để đảm bảo an toàn cho bản thân cùng gia đình, người dân ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
