![]() |
Tổng Công ty May 10 bố trí, sắp xếp một số vị trí, đảm bảo việc làm cho người lao động. |
Theo báo cáo đánh về tình hình kinh tế - xã hội quý I/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, trong quý I/2020 có gần 34.900 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, trong đó: 18.600 doanh nghiệp tạm thời đóng cửa (tăng 26% so với cùng kỳ năm trước); 12.200 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; 4.100 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể. Riêng trong tháng 3/2020, cả nước có đến 6.553 doanh nghiệp rút khỏi thị trường và gần 5.920 doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
Cũng theo báo cáo từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình dịnh dịch bệnh Covid-19 kéo dài đã khiến 98% lao động khu vực du lịch, dịch vụ nghỉ việc; 78% lao động ngành vận tải, giày da, dệt may bị giảm việc, giãn việc hoặc ngừng việc; 98% lao động hàng không tạm nghỉ việc. Hiện tại, hàng triệu người lao động đã và đang bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là lao động giản đơn, thu nhập thấp, không thường xuyên. Dự báo, trong tháng 4 và tháng 5 nếu dịch bệnh còn phức tạp, ước tính sẽ có khoảng 2 triệu lao động ngừng việc, mất việc. Trong trường hợp dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ sẽ có khoảng 3,5 triệu lao động ngừng việc, mất việc…
Đứng trước tình trạng khó khăn này, các doanh nghiệp đang cân nhắc và thực hiện một số các giải pháp ứng phó như cắt giảm lao động, giảm chi phí, tạm ngừng kinh doanh, cho lao động nghỉ không lương… Trong đó, giải pháp cắt giảm lao động đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
Đi ngược lại xu hướng số đông, một số doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Dệt may Việt Nam đang cố gắng giữ chân người lao động, thực hiện các giải pháp sắp xếp lại lao động, giãn việc, tận dụng cơ hội để kinh doanh các sản phẩm mà người tiêu dùng đang cần (khẩu trang) từ đó tạo thêm việc làm mới.
Trong bức tâm thư gửi người lao động, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Lê Tiến Trường khẳng định, Vinatex cam kết giữ việc làm và trả lương duy trì đời sống cho mọi người lao động bằng cách tận dụng các gói hỗ trợ từ Chính phủ, các nguồn vay ngân hàng, tìm kiếm những hợp đồng mới bù đắp lượng việc làm thiếu hụt do nhiều đơn hàng bị hủy, hoãn. Các đơn vị sẽ tổ chức lại sản xuất để đảm bảo ai cũng được đi làm. Tập đoàn thực hiện tinh thần giảm giờ làm, nghỉ luân phiên, chứ không sa thải lao động cũng như quyết liệt bảo toàn lực lượng.
Tại buổi Tọa đàm trực tuyến “Covid-19: Doanh nghiệp chung tay vượt qua thử thách” do VnExpress tổ chức mới đây, ông Phạm Phú Trường - CEO Công ty Tư vấn Hội nhập toàn cầu (GIBC) kiêm Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP. Hồ Chí Minh cho rằng, nếu sa thải hết người lao động thì lấy gì phát triển trong tương lai? Ở góc độ người lao động, đây cũng là lúc nhìn cách doanh nghiệp hành xử với mình để đưa ra lựa nơi gắn bó sau này.
Có thể thấy rằng, việc giữ chân người lao động trong điều kiện hiện nay có thể đang là sự tính toán khôn khéo, chiến lược kinh doanh đúng đắn của các doanh nghiệp. Bởi vì suy cho cùng, tài chính và lao động đều là hai nguồn lực quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp. Việc lựa chọn cắt giảm lao động để giảm chi phí trong giai đoạn khó khăn vì dịch Covid-19 là một lựa chọn nhưng khi lựa chọn phương án này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải đối diện với nguy cơ thiếu hụt một lực lượng lớn lao động trong tương lai, đặc biệt là những lao động lành nghề, có chất lượng cao. Trong các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, lâu nay việc tuyển dụng lao động vốn đã khó nên việc cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng phương án cắt giảm lao động cũng là điều hết sức dễ hiểu.
Hiện nay, phương án cho nghỉ luân phiên, xoay ca, cắt giảm giờ làm nhưng vẫn duy trì lực lượng lao động, đồng thời tận dụng một cách tối đa các chính sách về lao động việc làm của Chính phủ được các doanh nghiệp lựa chọn nhằm duy trì, phát triển doanh nghiệp một cách bền vững.
![]() Tính đến 7h sáng ngày 9/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 209 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 1,51 triệu người nhiễm virus corona ... |
![]() Nếu mọi việc suôn sẻ thì chỉ còn 1 tuần nữa anh Thanh sẽ có chứng chỉ thợ hàn. Anh sẽ quay trở lại miền ... |
![]() Sáng nay (8/4), Bộ Y tế thông báo có thêm 2 ca nhiễm Covid-19, trong đó gồm có một người hàng xóm của bệnh nhân ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
