![]() |
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cùng BS. Nguyễn Trọng Khoa giám sát lắp đặt trang thiết bị phòng chống dịch tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Ảnh: BYT |
Trước tình hình số ca bệnh nặng tiên lượng tử vong cao, Bộ Y tế cử Đội Điều trị với 30 thành viên đã liên tục làm việc, tích cực điều trị để duy trì sự sống cho các bệnh nhân mắc Covid-19. Đây là những bệnh nhân vốn có nhiều bệnh nền, có tiên lượng tử vong cao dù đang được Bệnh viện Đà Nẵng điều trị tích cực.
BS. Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) - Đội trưởng Đội Điều trị cho biết: “Hệ thống y tế Đà Nẵng có năng lực y tế tương đối tốt, đáp ứng nhu cầu chung trong điều kiện bình thường. Điều lo ngại nhất chính là ổ dịch xuất hiện đầu tiên ở các khoa có bệnh nhân nặng, bệnh nhân nhiều bệnh nền như Hồi sức cấp cứu, Nội thận tiết liệu, Nội tổng hợp. Tại những khoa này, những người mắc Covid-19 vốn mắc bệnh nền như chạy thận, ung thư, tim mạch khiến sức khỏe suy kiệt, hệ thống miễn dịch kém. Những người này đang hồi sức, đang cấp cứu, đang nhiễm bệnh nên số bệnh nhân nặng gia tăng rất nhanh”.
![]() |
BS. Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế). Ảnh: BYT |
BS. Nguyễn Trọng Khoa nhận định: “Trước đây, tại Vĩnh Phúc, Bình Thuận hầu hết ca nhiễm Covid-19 là những người từ nước ngoài về, người không có bệnh nền nên tỷ lệ ca nặng rất ít so với đợt này. Đợt này số ca nặng rất nhiều và đòi hỏi huy động tổng lực chuyên gia về lĩnh vực hồi sức - cấp cứu mới có thể xử lý được. Đồng thời, cũng phải huy động rất nhiều phương tiện vật tư liên quan đến cấp cứu và hồi sức”.
Hiện nay, Bộ Y tế chỉ đạo vừa phải tập trung lực lượng cứu chữa bệnh nhân, vừa phải đồng thời phải giải tỏa được những bệnh nhân nặng đang nằm ở tại Bệnh viện Đà Nẵng sang các cơ sở khác. Riêng bệnh nhân dương tính mắc Covid-19 nặng được chuyển tới Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng (điều trị tại đơn vị điều trị tích cực mới được thiết lập ở đây).
![]() |
Bệnh viện Đà Nẵng hướng dẫn người dân thực hiện sát khuẩn, rửa tay. Ảnh: BV |
Theo đồng chí Nguyễn Út - Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế thành phố Đà Nẵng: “Bệnh viện Đà Nẵng đã tái khởi động các chương trình phòng, chống bệnh truyền nhiễm để đáp ứng yêu cầu của công tác khám, chữa bệnh trong thời kỳ dịch bệnh do SARS-CoV-2. Công đoàn cơ sở đã tích cực tham gia cùng chính quyền trang bị phương tiện bảo hộ như găng tay y tế, khẩu trang, kính để đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế và bệnh nhân.
Hơn 10 ngày qua, các cán bộ, nhân viên y tế đã “cắm trại” trong bệnh viện và căng mình tập trung khám, chữa bệnh cho bệnh nhân. Họ thường xuyên đối mặt với nguy cơ lây nhiễm, căng thẳng, áp lực trước nguy cơ dịch bệnh lây lan. Việc Bộ Y tế chỉ đạo giảm tải Bệnh viện Đà Nẵng với dưới 300 bệnh nhân điều trị, không có bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2 đã giảm áp lực rất nhiều cho các y, bác sĩ của Bệnh viện”.
![]() |
Bệnh viện Đà Nẵng. Ảnh: ST |
![]() |
Bệnh viện Đà Nẵng khi phát hiện ca mắc Covid-19. Ảnh: ST |
![]() |
![]() |
![]() |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
