|
Những câu chuyện tương tự thế này không khó đọc trên nhiều tờ báo thời gian qua “Mấy ngày nay, mỗi lần đi chợ, chị Nguyễn Thị Ngọc Lan, công nhân Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (quận Bình Tân, TP. HCM), cảm thấy như bị ai "móc túi". Cũng cầm 500.000 đồng đi chợ như trước để mua thức ăn trong 3 ngày cho gia đình 4 người nhưng nay chỉ mua được phân nửa thứ cần thì đã cạn tiền.
Chị Lan than thở từ lúc giá xăng tăng, mỗi ngày đi chợ là thấy giá lại khác. Ví dụ: trứng gà giá 30.000 đồng/chục, nay 32.000 đến 33.000 đồng/chục, chai nước mắm có giá 42.000 đồng/chai thì nay 47.000 đồng/chai, đường cát 18.000 đến 19.000 đồng/kg lên 21.000 đến 22.000 đồng/kg”.
So sánh với giá cả ở nước nào hay xăng Việt Nam đang nằm ở đâu so với mặt bằng chung của thế giới là chuyện của những nhà quản lý vĩ mô. Còn phần đông người lao động sẽ luôn tự hỏi với từng đó tiền thu nhập hằng tháng đã không thay đổi suốt thời gian dài thì chúng tôi sẽ xoay xở ra sao khi hàng loạt mặt hàng, chi phí tăng giá?
Đây là khảo sát của LĐLĐ Bình Dương: “Về khả năng tích lũy của người lao động, có đến 42,1% công nhân không đủ trang trải, 52,5% công nhân vừa đủ trang trải chi tiêu hằng tháng. Chỉ có 5% công nhân tích lũy được một phần và 0,4% công nhân có tích lũy. Có trên 90% công nhân cho biết khó khăn nhất hiện nay chủ yếu là thu nhập”.
Còn chị Võ Thị Yến Nhi, một công nhân ở Bình Tân (TP. HCM) thì xót xa “vợ chồng chị Nhi có 1 con trai kháu khỉnh gần 4 tuổi; gần 30 tuổi mới kết hôn, vậy nên có được một mụn con thì thương lắm. Song chi phí tại TP. HCM đắt đỏ quá nên đành gửi về quê nhờ bà ngoại giữ. Thương đứt ruột nhưng tôi không còn cách nào khác, để con ở lại với mình thì con càng thiếu thốn".
Ai cũng hiểu giá xăng cả thế giới đều tăng, khó khăn nhà nhà cùng chịu và cơ quan quản lý không phải không có “nỗi khổ” riêng. Nhưng có rất nhiều câu hỏi cho đến giờ không phải lúc nào cũng được trả lời thỏa đáng.
Tại sao Malaysia trợ giá để có giá 13.000 đồng/lít xăng hay Đức miễn thuế nhiên liệu trong 3 tháng? Tại Việt Nam, mỗi lít xăng vẫn "cõng" trên 30% thuế phí, đẩy giá lên trên 31.000 đồng/lít, dù có giảm được 2.000 đồng/lít thuế bảo vệ môi trường là những điều mà không phải mấy ngày qua mới dấy lên. Từ tháng 3/2022, Bộ trưởng Bộ Công thương khẳng định trước Quốc hội rằng: "nếu giá xăng dầu tăng cao, sẽ tiếp tục dùng công cụ thuế, phí", vậy khi nào sẽ tiếp tục dùng công cụ ấy?
Chưa hết, việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt 10% đối với xăng tương tự như rượu, bia, thuốc lá... dù xăng là hàng hóa thiết yếu với hàng chục triệu dân chứ không phải thứ “xa xỉ” cho ăn nhậu, tiệc tùng liệu có công bằng và hợp lý? Nhiều quan chức lo lắng hạ giá xăng sẽ chảy lậu sang các nước láng giềng, thế thì bộ máy chống buôn lậu làm gì mà vì vài ba đám buôn lậu mà cả nền kinh tế, dân chúng phải chịu đựng chung? Rồi Bộ trưởng Bộ Công thương lo lắng ép giá xăng dầu xuống thấp sẽ thiệt hại cho nền kinh tế, sợ bị kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, thao túng tiền tệ... liệu có đúng chăng?
Hai năm đại dịch hoành hành, dân chúng cùng doanh nghiệp luôn đồng hành, chia sẻ và đóng góp với Nhà nước để vượt qua khó khăn chung. Hai năm ấy và cho tới bây giờ ngân sách vẫn còn vô vàn vất vả nhưng người dân cũng khốn khó không kém, doanh nghiệp lao đao cũng khá nhiều. Tính trước ngó sau, chi tiêu hợp lý, thuế phí công bằng và cắt giảm cần thiết để tạo đòn bẩy hay dưỡng sức nhau là điều nên làm sớm, nhanh hơn để ai ai cũng bớt lo, doanh nghiệp nào cũng đỡ gánh nặng và gia đình nào cũng “dễ thở” hơn.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. Để đăng ký và sử dụng Ví MoMo, xem chi tiết hướng dẫn tại đây. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan".
|
![]() Chỉ còn 2 ngày nữa là đến ngày của kỳ điều hành giá xăng dầu mới. Trước sức ép của giá dầu thế giới tăng ... |
![]() Cuộc chiến Nga - Ucraina cùng những biến đổi giá cả xăng dầu trên thế giới đã ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế của ... |
![]() Khi “bão giá” hoành hành, lạm phát gia tăng, từ thực phẩm, khí đốt, dịch vụ, hàng hóa… đều đồng loạt tăng giá. Ai là ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
