Tất nhiên, so với Đại hội Thể thao Châu Á (ASIAD) hay Thế vận hội (Olympics), gọi SEA Games là “ao làng” xét về quy mô cũng hợp lý. Nhưng “ao làng” có giá trị của “ao làng”, những giá trị được hun bồi qua tháng năm và là chất gắn kết của “cộng đồng làng”.
Điều nhiều cổ động viên than thở nhiều nhất là các nước chủ nhà SEA Games luôn tổ chức những môn “độc, lạ”. Không ít ý kiến cho rằng, những môn thi này chỉ phục vụ vai trò “cày huy chương” của nước chủ nhà và phán xét rất nặng nề.
Song, nếu nhìn lại mục đích SEA Games từ ngày tổ chức, một vai trò quan trọng được BTC SEA Games ngày nay khi đó xác định là giải đấu để các quốc gia trong khu vực “hiểu biết lẫn nhau”. Và, các giải đấu mang tính “địa phương” của từng nước chủ nhà cũng là “cánh cửa” để người dân các quốc gia khác tìm hiểu về nước bạn qua thể thao.
Chưa kể, SEA Games có vai trò rất lớn với các VĐV. Chúng ta rất dễ thấy các cầu thủ bóng đá được quan tâm rất nhiều từ các giải đấu lớn nhỏ từ cấp giao hữu tới châu lục. Song, các vận động viên môn khác, để công chúng trong nước biết đến, gần như chỉ có SEA Games.
Vận động viên Wushu Dương Thúy Vi đã từng đạt HCV Wushu thế giới và hàng loạt các thành tích cao nhất trong các giải đấu bộ môn cấp châu lục. Trong một kỳ SEA Games trước đó, khi Thúy Vi giành HCV SEA Games cho thể thao Việt Nam, tôi có đến nhà cô. Rất nhiều phóng viên cũng đi tới nhà Vi. Bà con lối xóm sang chúc mừng đông nghịt.
Đến nơi, người ta quan tâm tới từng câu chuyện nhỏ về Vi, về tuổi thơ, về chiếc tủ kính chật ních huy chương các cấp độ. Và tất nhiên, Thúy Vi được nhiều người biết đến tới vậy, được động viên tới vậy khi cô giành HCV SEA Games. Các giải đấu, kể cả vô địch Wushu Thế giới cũng là câu chuyện mà chỉ giới chuyên môn biết tới và thành tích ấy cũng là mẩu tin bé bằng bao diêm trên các trang báo.
Cũng như vậy, Ánh Viên- “quốc bảo” của thể thao Việt Nam, VĐV hiếm hoi (ngoài bóng đá) được đầu tư tiền tỉ tập luyện và phát triển- cũng giành nhiều giải cấp thế giới và châu lục. Cô từng phá kỷ lục giải bơi châu Á. Song, điều mà khán giả trầm trồ trước Ánh Viên là cả chục huy chương ở các kỳ SEA Games, thống trị hoàn toàn thành tích của các VĐV bơi lội nữ giải đấu này.
Ở chiều ngược lại, rất nhiều các vận động viên hay môn thi đấu chúng ta chưa thể cạnh tranh ở cấp độ châu lục và thế giới. Động lực để các vận động viên tập luyện, nỗ lực, “giữ lửa” cho bộ môn qua các thế hệ chính là SEA Games. Nói cách khác, Đại hội Thể thao Đông Nam Á là bản lề, là nơi ươm mầm cho các VĐV để họ cũng như các thế hệ sau họ vươn lên “cao hơn, xa hơn” ở các cấp độ ASIAD rồi Olympics.
Hay như bóng đá, môn thể thao được nhiều quan tâm nhất và người đọc chắc hẳn rõ nhất, SEA Games cũng có vai trò đặc biệt quan trọng. Còn nhớ, ông Park Hang-seo, khi giành gần như mọi thành tích tốt nhất có thể cho bóng đá Việt Nam ở cấp độ khu vực cũng như châu lục, ngày mà ông Park rơi lệ chính là khi đội nhà vô địch SEA Games.
Hình ảnh ông Park đi khắp sân Mỹ Đình cám ơn khán giả, cúi chào lá cờ Việt Nam trong “biển” cổ động viên được coi là biểu tượng. Tiêu đề một bài báo của đồng nghiệp tôi bình luận cái cúi gập người của ông Park ấy vẫn “đóng ghim” trong lòng nhiều người hâm mộ. Dòng tiêu đề đó là: “Khi con sư tử cúi chào rừng già”.
Nói thế để thấy, “ao làng” vẫn mang nhiều giá trị, sức hút với cả vận động viên, người làm thể thao và người hâm mộ. Nhiều VĐV đã nên công trạng ở sông ở biển, đã tăng đáng kể đời sống cả vật chất và tinh thần từ “ao làng”.
Tất nhiên, “ao làng” cũng có những “lệ làng”, cũng có những điều chướng mắt chướng tai. Song, những điều đó không phải là căn cốt của giải đấu. Nó cũng có thể được khắc phục qua thời gian.
Tận hưởng SEA Games, xem các VĐV thi đấu sau hàng năm trời luyện tập của họ chính là cách tăng hiểu biết với nền thể thao cũng như văn hóa các quốc gia trong khu vực. Hơn cả, đó cũng là điều thiết thực nhất để thể hiện tình thương yêu của mình với các VĐV, những người đã luyện tập quên tháng quên ngày với bao mồ hôi nước mắt để đem vinh quang về cho Tổ quốc.
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
