![]() |
Nhiều người dân hiếu kỳ tụ tập xem cảnh sát vây bắt nghi phạm nổ súng giết 4 người ở Củ Chi. Ảnh: Tiền Phong |
Chưa khi nào tin giả và đồn đoán loạn xạ lại rộ lên như trong cơn đại dịch viêm phổi Vũ Hán này. Cũng ít khi thấy súng nổ, sát nhân lởn vởn như ở Củ Chi mà người ta lại kéo nhau đi xem như trẩy hội.
Thật giả lẫn lộn, cũ mới “trộn đều” và chẳng cần kiểm chứng nhưng nhiều người vẫn gieo rắc nỗi sợ cùng sự hoang mang lan tràn trên facebook. Ngỡ ngàng hơn khi lẫn trong đám đông ấy có cả những người thường ngày vẫn đăng những chuyện rất nghiêm túc.
Có thể chỉ là cảnh giác và cẩn trọng quá mức, có thể họ chỉ muốn cảnh báo nguy cơ cho bạn bè, người thân nhưng cũng có thể muốn tỏ ra mình biết nhiều hơn những gì thực sự có dù cho những thứ ấy chỉ là hoang tin. Chỉ đến khi hàng chục triệu cùng những xử lý nghiêm khắc một số facebooker ở Vũng Tàu, Huế, Bình Thuận… thì fake news mới bớt lan tràn trên face.
Chúng ta sẽ an toàn khi biết đầy đủ những thông tin công khai, minh bạch và đúng đắn. Nhưng cũng vô cùng bất an khi phải ngụp lặn trong rừng tin mà khá nhiều thứ được bôi đen hay xám xịt chỉ vì muốn “tỏ ra nguy hiểm”.
Cố ý có, vô tình cũng không thiếu mà do chưa hiểu hết cũng khá nhiều. Nếu cứ vô tư nguy hại như vậy thì có khi sợ hãi vì tin giả sẽ lấn át lo ngại do dịch bệnh.
Cùng với fake news thì câu chuyện súng nổ giết chết 5 người ở Củ Chi kéo dòng người lũ lượt đi xem truy bắt dường như chiếm hết những dòng tin ngồn ngộn đầu xuân.
Mặc cho đạn có thể rơi, súng có thể nổ và sát nhân có thể ẩn nấp đâu đó, nhiều người vẫn kéo nhau đi xem như lễ hội và thậm chí livestream trực tiếp từ hiện trường.
Tôi đọc được những dòng sau của đồng nghiệp: “Mặc dù đường bắt đầu lên đèn, màn đêm buông xuống nhưng hàng trăm người vẫn tụ tập tại khu vực Công an TP HCM phong tỏa, truy bắt Lê Quốc Tuấn (Kẻ bắn chết 5 người ở Củ Chi). Nhiều người đã canh từ sáng đến chiều, ăn uống tại các quán cà phê, nước mía dọc các tuyến đường xã Trung An, huyện Củ Chi để theo dõi vụ việc. Dịch vụ mì tôm 10.000 đồng/tô đang "cháy hàng" phục vụ người hiếu kỳ ở các xã lân cận đến xem”.
Đêm qua, cảnh sát không chỉ trắng đêm và cực khổ truy lùng hung thủ mà còn vất vả ngăn cản, khuyên can bà con về nhà… ngủ cho an toàn. Nhưng hàng trăm người vẫn không chịu di chuyển mà tụ tập ngày càng đông. Có người còn nói: "Corona cũng kệ, giờ đứng theo dõi rồi tính sau".
Không chỉ ở Củ Chi mà dưới Q.10, khi một thằng ngáo đá cầm vật giống súng, lựu đạn cố thủ trong hẻm cũng “thu hút” cả ngàn người đứng kẹt đường, tràn đầy vỉa hè để xem “công an bắt tên gian” mặc cho CS đã rút súng, tên kia đã dọa chết.
Tính hiếu kỳ ấy đã trở thành nỗi nguy nhưng họ bất chấp, những tò mò ấy đang cản trở người thi hành công vụ nhưng họ bỏ qua. Đã rất nhiều lần cảnh báo, cũng không ít dịp khuyến cáo nhưng có lẽ phải chờ đến khi súng bay, đạn lạc và ai đó bị gì họ mới tỉnh ra sao?
Tôi không dùng những câu chuyện trên để khuyên nhủ nhiều người thờ ơ với xung quanh hay mặc kệ với dịch bệnh. Tôi cũng chẳng cho rằng hiếu kỳ là tính xấu hay chia sẻ thông tin là điều không cần thiết. Nhưng đăng cái gì hay đổ xô theo dõi chuyện nào cũng cần cân nhắc đến an nguy của cộng đồng, an toàn của bản thân và an bình cho xã hội.
![]() Số người tử vong vì dịch viêm phổi Vũ Hán do virus Corona (nCoV) tại Trung Quốc đã tăng lên 213, tổng số ca nhiễm ... |
![]() Tham dự lễ hội xuân với cảnh chen chúc không còn là điều xa lạ, nhưng trước bối cảnh dịch bệnh viêm phổi cấp do ... |
![]() Tăng cường hệ miễn dịch cũng là một biện pháp để phòng chống virus corona. Hãy sử dụng thêm các loại thực phẩm mà trong ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
