Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho hay, Ủy ban này đã cảnh báo thiếu điện từ trước dịch Covid-19. Ông cho biết đã chỉ ra rất rõ “địa chỉ” chậm ở các dự án nguồn điện do các tập đoàn năng lượng triển khai đầu tư, bao gồm Tập đoàn Điện lực, Dầu khí, Than và Khoáng sản. Nhưng 3 năm sau thì “Miền Bắc có thể cắt điện bất kì lúc nào” và “Danh sách cắt điện Hà Nội có ngày dài 4 trang giấy”, hình ảnh bà con vào hang tránh nóng do cúp điện lan đầy trên truyền thông và máy phát, quạt tích điện đang được tranh nhau để mua. Hàng loạt doanh nghiệp (DN) với hàng trăm ngàn lao động càng vật vã hơn nữa khi vừa tìm được đơn hàng điện đã đột ngột cắt!
Thật ra từ hàng chục năm trước, cảnh báo Việt Nam sẽ thiếu điện nhất là khi thời tiết ngày càng cực đoan, phụ thuộc nhiều vào thủy điện và nhiệt điện không khuyến khích phát triển. Nhưng hơn một thập kỷ loanh quanh luẩn quẩn ta vẫn là ta, điện vẫn thiếu, dân vẫn kêu, DN vẫn khốn đốn! Chỉ cần tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phục hồi lại ở mức khoảng 6-7% như những năm trước, tình trạng thiếu điện sẽ còn gay gắt hơn chứ không phải chỉ như hiện nay nếu quyết tâm đủ điện chỉ hiện diện chủ yếu trên bàn giấy và ngoài băng rôn!
Tự hào ưu đãi tự nhiên với nắng nhiều và gió đầy đang bị dội cho gáo nước lạnh khi hơn 80 dự án đã xong nhưng chưa đầy 20 được chấp thuận hòa điện. Bởi vì phát triển ồ ạt, sai phạm hàng loạt và thiếu cơ sở pháp lý khắp nơi. Đấy là chưa kể những lý do “tế nhị” mà đến nay dù Chính phủ ra sức chỉ đạo, Bộ Công thương loay hoay mãi vẫn chưa giải quyết xong. Bài toán mua giá cao, người dùng và DN thiệt còn mua giá thấp chủ đầu tư không chịu đàm phán vẫn còn đó nan giải như đã từng thế mấy năm qua!
Nhưng còn thế này nữa đây: “Vừa qua, Bộ trưởng Diên nói rằng có nắng, có gió mới ra điện mặt trời được. Trong khi vùng đó không có phụ tải, phải truyền tải đi, mà muốn làm vậy phải có quy hoạch, kế hoạch, có chiến lược đầu tư, chứ còn đầu tư ra rồi lại không đầu tư hệ thống truyền tải thì không được”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nêu quan điểm. Điều đó đồng nghĩa và nôm na rằng hàng làm ra chất đống đó nhưng không có đường vận chuyển thì làm sao bán được? Dường như người ta cứ đua nhau và bất chấp làm chuyện đã rồi để đặt cả Nhà nước lẫn người dân vô thế khó như thế đấy!
Tình trạng thiếu điện và cắt điện sinh hoạt xuất hiện nhiều nơi trong khi thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng và các nhà máy sản xuất ở miền Bắc phải giảm sản xuất do EVN cắt điện 50% cho thấy EVN có lỗi lớn chứ không phải đã làm hết trách nhiệm. Câu hỏi tại sao bao nhiêu năm EVN vẫn không cân đối được nguồn điện, để điệp khúc thiếu điện cắt điện lặp lại triền miên vào thời kỳ cao điểm, trong khi phải nhập khẩu và giá điện liên tục tăng vẫn chưa có trả lời thỏa đáng.
Soi lại quá khứ, tìm ra lỗi lầm cùng vạch rõ trách nhiệm có lẽ không làm điện bớt căng thẳng hơn nhưng nếu cứ xuê xoa xuề xòa với nhau hay xin lỗi cho xong, chịu trách nhiệm cho có thì 5-10 năm nữa bài ca thiếu điện vẫn là điệp khúc muôn thuở. Kinh tế sẽ phát triển, nhu cầu tiêu dùng sẽ ngày càng cao và điện chắc chắn ngày càng đòi hỏi phải đầy đủ. Nhưng nhiệt điện 5 năm qua không phát triển được như mong muốn, thủy điện bị hạn chế dần, điện tái tạo vẫn bế tắc và điện hạt nhân còn ở tương lai xa thì liệu xin lỗi có giúp ích gì?
HÀ PHAN
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
