Văn hóa - Xã hội

“Em và Trịnh", phim của chúng ta

AN VINH
Tác giả: AN VINH
“Em và Trịnh” là tên một bộ phim vừa mới công chiếu của đạo diễn trẻ Phan Gia Nhật Linh, một bộ phim về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đang gây ra nhiều luồng dư luận trái chiều trong khán giả và những người mến mộ Trịnh.
“Em và Trịnh
Một cảnh trong phim "Em và Trịnh". Ảnh: Báo Thanh niên

Tôi vốn mê nhạc Trịnh, lại được một người em mời tha thiết, nên dù đúng “ngày xấu” 13/6, Hà Nội mưa to gió lớn, đường phố ngập mênh mang, vẫn quyết tâm tới Rạp CGV 29 Liễu Giai - Kim Mã VINCOM METROPOLIS để thưởng thức bộ phim ấy.

Phải nói ngay là bộ phim rất đẹp. Đẹp từ các diễn viên đến cảnh quay, ánh sáng, trang phục. Đẹp cả về âm thanh, âm nhạc (đương nhiên, vì toàn sử dụng các ca khúc nổi tiếng của Trịnh Công Sơn).

Phần diễn xuất, kiêm cả ngoại hình và giọng nói, các diễn viên đều làm trọn vai, có người làm tốt. Người làm dở duy nhất lại là diễn viên T.L đóng vai chính. Và đây có lẽ là điều đáng tiếc lớn nhất của bộ phim.

Xem phim, hiểu thêm về đời tư người nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, hiểu thêm về xuất xứ của những ca khúc của ông, theo cá nhân tôi thế là một bộ phim có sự thành công, càng hiểu hơn về những giai đoạn nào mà nhạc sĩ có những sáng tác theo chủ đề khác nhau. Tình yêu (chớm nở đầu đời); Ca khúc Da vàng (gần kết thúc chiến tranh); Thân phận cuộc đời (ở B'Lao); Nỗi cô đơn (suốt cuộc đời). Xem phim, thấy Trịnh Công Sơn thật là một nghệ sĩ chân chính. Yêu hoà bình. Yêu cái đẹp. Luôn luôn trăn trở về thân phận con người .

Một facebooker có nick Binh Quach viết: “Em chưa bao giờ tin vào review và bàn luận của cộng đồng mạng, em đã xem "Em và Trịnh", phim khá hay, nhẹ nhàng, quay phim đẹp. Hôm em xem khi hết phim khán giả đều ngồi im lặng nán lại đến khi màn hình chiếu những dòng cuối cùng của phần giới thiệu và cảm ơn thì mọi người trong rạp cùng vỗ tay rồi mới đứng dậy ra về…”. Tôi đồng cảm với nhận xét đáng yêu này về bộ phim.

Tất nhiên, các nhà làm phim đã tự nhận là phim “hư cấu” nên hi vọng xem phim để gặp Trịnh Công Sơn y như ngoài đời là điều không thể. Mà ngay ở ngoài đời, cũng không ai có thể hiểu Trịnh Công Sơn bằng chính ông. Nên không có cái hiểu hay góc nhìn nào là đúng tuyệt đối cả, ngay cả với các đạo diễn và biên kịch sắc sảo, tài ba.

Đúng là hình ảnh xây dựng cho Trịnh Công Sơn trong "Em và Trịnh" sẽ làm cho nhiều người nghĩ rằng ông ấy là một người đa tình, nhưng làm sao tránh được vì đã được nhà làm phim nêu rõ là "hư cấu" để phù hợp với kịch bản của phim. Ai đã tìm hiểu về ông rồi thì cứ xem đây là một "phiên bản" tham khảo thôi.

Ngay từ khi chưa tới rạp xem phim tôi đã nghĩ, một người như Trịnh Công Sơn, đến ca từ trong ca khúc của ông cũng mỗi người hiểu một cách khác nhau, mỗi lúc (tùy tâm trạng) hiểu một cách khác nhau, huống chi con người ông. Vậy nên việc quyết định làm "Em và Trịnh" là quá... can đảm. Và cũng vì “quá can đảm” nên bộ phim cũng còn mắc phải một số “hạt sạn” tương đối khó nhằn.

Đành rằng không cần diễn viên phải có ngoại hình giống hệt hay giống như Trịnh Công Sơn, nhưng rất cần một diễn viên toát ra được “thần thái Trịnh Công Sơn". Điều này đã không có! Không có trước hết là vì "giọng giả cầy". Không chỉ phát âm quá không chuẩn mà lời thoại văn nói kiểu miền Bắc lại nói bằng giọng giả Huế thì thiệt là chối. Những đoạn diễn thanh các bức thư đáng ra là rất hay nếu phát âm nhấn nhá đúng kiểu Huế, kiểu Trịnh Công Sơn. Kiểu giọng trong phim phá nát hết. Chưa nói anh Sơn lúc gọi mạ lúc gọi má, tông giọng quá cao, khó cảm.

Cũng như mọi bộ phim Việt Nam khác, "Em và Trịnh" đều khiến người này ngợi khen hết lời và người khác chê bai hết mức, nhưng tôi thấy lời nhận xét của nữ nhà văn Trúc Nhã trên facebook của chị là đáng để chia sẻ: “Khổ thân "Em và Trịnh" bị hắt hủi vì hụt hẫng. Đọc một loạt "rì viu" cả "bài bản" lẫn "nghiệp dư" xong là thấy luôn những gì mình tưởng tượng. Nó sẽ thất bại ê chề vì giá trị về cả cảm xúc lẫn lịch sử mà nó mang lại hơi kém. Làm phim biography drama (phim tiểu sử) không dễ bao giờ. Hiếm có phim nào mà hay được như phim Love Vicent, Girl With A Pearl Earring, Mr Turner, Amedeo Modigliani. Thôi, phim Việt lại cố lên nhé…”

Chiều qua 16/6, Khánh Ly gặp gỡ báo giới Hà Nội nhân dịp về nước tổ chức tour diễn xuyên Việt cuối cùng. Danh ca nhận các câu hỏi liên quan phim "Em và Trịnh" đang gây xôn xao dư luận vì xây dựng hình tượng Trịnh Công Sơn nhiều tranh cãi. Bà cho biết: "Tôi đã có một Trịnh Công Sơn thật ngoài đời, vậy cần gì phải xem thêm một hình tượng hư cấu. Tôi nghe nói phim quay đẹp, nhạc hay nhưng cũng có nhiều ý kiến chê. Mọi người xem một phim hư cấu thì phải chấp nhận thôi".

"Tôi khẳng định bộ phim chẳng ảnh hưởng gì đến hình ảnh ông Trịnh Công Sơn đâu. Khi mọi người đã yêu nhạc sĩ, không điều gì có thể thay đổi tình yêu ấy. Những người làm phim mong muốn tri ân nhạc sĩ, muốn ông sống mãi trong lòng mọi người. Nhưng mỗi người lại yêu Trịnh Công Sơn theo một cách khác nhau. Nếu năm nay "Em và Trịnh" chưa hay, năm tới ta lại làm "Trịnh và em", danh ca nói vui.

Khánh Ly nói cá nhân bà sẽ không xem "Em và Trịnh" của Phan Gia Nhật Linh vì không hứng thú thưởng thức hình tượng hư cấu về Trịnh Công Sơn. Tuy nhiên, Khánh Ly lại cho rằng khán giả hoàn toàn nên đi xem phim để ủng hộ điện ảnh nước nhà. Theo Khánh Ly, nhà sản xuất có thể gặp khó khăn khi xây dựng phim dựa trên nguyên mẫu có thật, lại là người có sức ảnh hưởng lớn.

Trong phim, có lẽ một số chi tiết sẽ hơi xa lạ với các bạn trẻ nhưng nó lại nằm trong ký ức của cha ông các bạn. Hi vọng khi xem phim, khán giả sẽ hòa mình vào tinh thần của lớp thanh niên những năm 60-70, để nhận ra rằng: thời nào cũng có những nét đẹp riêng của nó.

Cũng vì vậy, khán giả nói chung và các bạn trẻ nói riêng, chúng ta hãy cứ đến với "Em và Trịnh", không phải bởi lời mời gọi của Khánh Ly ở trên, mà vì đó là một bộ phim Việt, vì sự yêu thương, thông cảm và cổ xúy cho nền điện ảnh nước nhà.

Nếu đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì bạn có thể mời tác giả An Vinh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. Để đăng ký và sử dụng Ví MoMo, xem chi tiết hướng dẫn tại đây.

"Buy me a coffee"

“Em và Trịnh

Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả An Vinh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội.

Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả An Vinh".

Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD).
Trịnh Công Sơn - Người trong cõi nhớ Trịnh Công Sơn - Người trong cõi nhớ

Trong khoảng 1/3 thời gian cuối cùng của thế kỷ XX và cho đến hôm nay, Trịnh Công Sơn (28/2/1939-1/4/2001) vẫn là hiện tượng văn ...

Nỗi lòng sau những bản nhạc Nỗi lòng sau những bản nhạc

Năm 2020, bài hát “Nước ngoài” đã công bố cách đấy mấy năm bỗng chốc trở lại thành xu hướng thịnh hành. Lý do, VTV ...

Công nhân lao động vỡ oà cảm xúc trong đêm nhạc Công nhân lao động vỡ oà cảm xúc trong đêm nhạc "20 năm nhớ Trịnh Công Sơn"

Tối 24/4, chương trình nghệ thuật tưởng nhớ 20 năm ngày mất cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn với chủ đề "Những sớm mai Việt ...

Kinh tế - Chính sách

Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Sau phiên đầu tràn đầy hứng khởi trên sàn Nasdaq, cổ phiếu VinFast (VFS) quay đầu giảm gần 19% trong ngày 16/8, giá trị công ty xuống dưới 70 tỷ đô so với 85 tỷ của ngày đầu tiên. Chuyện trên bình thường và chẳng có gì lạ trên thị trường chứng khoán quốc tế nhưng phần nào giúp chúng ta hiểu rằng sân chơi ấy không dễ chịu như nhiều người tưởng trong lúc phấn khích.
Mỹ Anh

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng vừa chia sẻ quan điểm về việc sắp xếp các đơn vị hành chính. Theo đó, tinh thần của thành phố sẽ “giữ ổn định” quận Hoàn Kiếm
Hà Phan

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Giá gạo thế giới tăng, không ít doanh nghiệp đã “thừa thắng xông lên” đẩy nhanh xuất khẩu. Bộ trưởng Bộ Công thương khuyến cáo coi chừng “gậy ông đâp lưng ông”!
Quốc Thắng

Ba con số thiếu chủ ngữ

Giữa lúc đang thiếu giáo viên trầm trọng thì nhiều cử nhân sư phạm diện cử tuyển vẫn chưa được bố trí việc làm, hàng trăm sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm vẫn thất nghiệp và hàng nghìn giáo viên rời khỏi ngành.
Hà Phan

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội

Đời công nhân cạo mủ chúng em vất vả lắm! Dậy từ nửa đêm, lúc 1-2 giờ sáng, có khi sớm hơn. Cái mủ cao su lạ lắm, trời càng lạnh, càng có sương thì mủ càng ra nhiều. Cho nên người mình lạnh cỡ nào thì mình càng mừng cỡ đó. Sản phẩm nhiều thì được nhiều tiền công anh ạ! Nếu được phát biểu trước bác Huệ, em sẽ nói về đời công nhân cạo mủ cao su. Công việc cực nhọc nhưng lương thấp quá!

Văn hóa - Xã hội

Mỹ Anh

Mong ước đầu năm học

Một năm học mới bắt đầu với nhiều niềm tin kỳ vọng cùng bộn bề vấn đề đối với thầy cô, học sinh, phụ huynh và những người làm giáo dục.
Hà Phan

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Giữa tháng 9/2021, khi TP.HCM đã qua đỉnh dịch và chuẩn bị “mở cửa” thì bà con lại nháo nhác khi Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Y tế lúc đó - người sắp ra tòa
An Vinh

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Hôm nay, 19/8/2023, kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam. Trước hết, tôi xin trân trọng gửi tới toàn thể cán bộ, chiến sĩ đang và đã từng công tác trong lực lượng những lời chúc mừng chân thành, tốt đẹp nhất từ đáy lòng mình.
Mỹ Anh

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

Bộ phim Oppenheimer thuộc thể loại tiểu sử, kể câu chuyện về một nhân vật lịch sử với những biến động của lịch sử nước Mỹ và thế giới.
Hà Phan

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học

Vừa tốt nghiệp THPT, Trung Hiếu tại Thái Bình lập tức nộp hồ sơ vào trường nghề công nghệ ô tô, bỏ xét tuyển đại học.

Môi trường - Sức khỏe

Quốc Thắng

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Tin dồn dập về dòng Mekong sạt lở mấy ngày qua khiến cho bất cứ ai quan tâm đến môi trường đều cảm thấy lo ngại. Lo ngại vì nguyên nhân được phân tích
Mỹ Anh

Vụ bắt cóc 20 giây

Một vụ bắt cóc trẻ em diễn ra giữa ban ngày, tại khu đô thị Việt Hưng (Hà Nội) vừa diễn ra hôm qua. Sáng nay, con tin đã được giải cứu an toàn, nghi phạm đã bị lực lượng cảnh sát bắt. Tuy nhiên, các clip ghi lại tình tiết gây án khiến người xem không khỏi lạnh gáy.
Mỹ Anh

Tang thương Phố Núi

Tai nạn thảm khốc đã gây chấn động với giới bóng đá và tạo nên một không khí tang thương Phố Núi - khi những nạn nhân vắn số đều là gương mặt thân quen của làng bóng đá.
Quốc Thắng

Bằng chứng F

Trên khắp đất nước Việt Nam này, có biết bao nhiêu mảnh đất, bao nhiêu con người mang nỗi đau chất độc màu da cam. Nhưng bằng chứng về mối liên hệ vẫn là thứ đi
Mỹ Anh

Vụ sạt lở do… “nhân tai”

Trong khi câu chuyện về vụ sạt lở ở vườn sầu riêng tại Lâm Đồng vẫn còn nóng hổi, một vụ sạt nhỏ, với dòng nước nhấn chìm hàng loạt xế sang đã xảy ra ở Sóc Sơn (Hà Nội). Sau vụ việc, hình ảnh trên các mặt báo được chụp tại địa bàn mới thấy, hàng loạt homestay mọc lên như nấm, ngay giữa rừng phòng hộ.

Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Chúng ta đã qua “cơn choáng” trước những màn ra mắt khủng khiếp của AI. Các khóa học AI, các mô hình AI ứng dụng vào công việc đang được triển khai ào ạt. Giờ là lúc thực tế nhất, rõ ràng nhất về giá trị thực sự của AI.
Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Trào lưu dùng AI biến người từ những đặc điểm nhận dạng liên quan tới công việc thành những hình ảnh con búp bê, những món đồ chơi thu nhỏ gây “bão mạng”. Không chỉ là trò đùa để cười rồi quên, một trong những trào lưu đầu của làn sóng AI này đang gợi mở nhiều điều.
Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Viên kẹo rau giờ trở nên đắng ngắt với Quang Linh vlogs, Hằng Du Mục và cả Thùy Tiên.

Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

50 năm trước, ngày 7/4/1975, từ Tổng hành dinh trên đường Hoàng Diệu, Hà Nội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, với tư cách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, đã ký bức điện khẩn được coi là "mệnh lệnh lịch sử" gửi các cánh quân đang tiến vào Sài Gòn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh với nội dung: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng.”
“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Cuộc thi "Vua nem chua" gây tranh cãi xảy ra vào ngày 30/3 tại Công viên Tuổi Trẻ, TP Hòa Bình, khi Hợp tác xã Thực phẩm Chiển Hướng tổ chức sự kiện quảng bá sản phẩm nem chua mà không được cấp phép.
Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Gần 6 triệu lượt người xem 2 phiên livestream tranh cãi về chuyện tình ái của một streamer đã khiến dư luận bùng nổ. Nhưng đằng sau “cú nổ” ấy không phải là chuyện “anh kia cặp với chị này” mà là đỉnh điểm của sự vô bổ tới ngớ ngẩn của giải trí mạng.
Động đất thì phải làm gì?

Động đất thì phải làm gì?

Trận động đất xảy ra ở Myanmar vào hôm qua (28/3) đã ảnh hưởng tới hàng loạt các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Sự kiện này được đánh giá là thảm họa thiên tai tồi tệ nhất của Đông Nam Á, trong nhiều năm.
Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”

Bà Nguyễn Thị Nguyệt- chủ nhân của tờ vé số trúng 2 tỷ đồng bị rách- vừa được tuyên thắng kiện trong vụ việc bà khởi kiện Công ty Xổ số Huế. Bà được nhận thưởng 2 tỷ đồng, đồng thời, Công ty Xổ số Huế phải chịu toàn bộ án phí.
Hà Nội 12 mùa “check-in”

Hà Nội 12 mùa “check-in”

Hà Nội vẫn nổi tiếng với 12 mùa hoa, song thời đại khác đã khiến việc thưởng hoa sâu lắng thành xa xỉ. Khi mỗi mùa hoa là một độ các “nàng thơ” tụ tập kín các gốc cây, cố để đem về những khuôn hình đẹp nhất “cúng phây”.
Xem thêm