Đối thoại chính sách pháp luật: Giải pháp bảo vệ người lao động từ sớm, từ xa
Hoạt động Công đoàn

Đối thoại chính sách pháp luật: Giải pháp bảo vệ người lao động từ sớm, từ xa

ĐỖ LÂM
Tác giả: ĐỖ LÂM
Truyền thông, đối thoại chính sách pháp luật với doanh nghiệp và người lao động là giải pháp thiết thực mà Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng triển khai thực hiện nhằm bảo vệ người lao động từ sớm, từ xa.
Lâm Đồng: 4 ngành phối hợp xây dựng quan hệ lao động ổn định

Truyền thông, đối thoại để hiểu rõ chính sách pháp luật

Ngày 26/6, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Bảo hiểm xã hội và Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng tổ chức hội nghị truyền thông, đối thoại chính sách, pháp luật với hơn 300 đại biểu là đại diện lãnh đạo, công đoàn doanh nghiệp; người làm công tác thuế, nhân sự, phụ trách lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội và người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Văn Sơn – Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng khẳng định: “Cơ quan Bảo hiểm xã hội, ngành Thuế và tổ chức Công đoàn luôn đồng hành cùng doanh nghiệp và người lao động trong thực thi chính sách, pháp luật. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ người sử dụng lao động và người lao động nắm bắt kịp thời những quy định pháp luật, nhất là đối với những quy định mới".

Ông Sơn cho rằng hội nghị truyền thông, đối thoại là dịp để người sử dụng lao động và người lao động hiểu rõ hơn về chính sách pháp luật; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, đảm bảo được quyền, lợi ích của mỗi bên trong quan hệ lao động theo quy định pháp luật.

Tại hội nghị truyền thông, đối thoại, đại diện Liên đoàn Lao động, Bảo hiểm xã hội và Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng đã tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, những quy định mới liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp; quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong thực thi chính sách pháp luật về lao động, công đoàn, bảo hiểm xã hội và chính sách thuế.

Đối thoại chính sách pháp luật: Giải pháp bảo vệ người lao động từ sớm, từ xa
Hàng ngàn người sử dụng lao động, cán bộ công đoàn và người lao động trong các doanh nghiệp tham gia truyền thông, đối thoại chính sách pháp luật. Ảnh: ĐL

Cụ thể, về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và hồ sơ đăng ký tham gia theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; quy định mức đóng, các loại phụ cấp phải tham gia bảo hiểm xã hội; các chính sách mà người tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng như: hưu trí, tử tuất, thai sản, ốm đau, nghỉ dưỡng sức… và quy định về hồ sơ, thủ tục mà người lao động, người sử dụng lao động cần lưu ý khi thực hiện.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Tuyền, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty Cổ phần Sài Gòn – Đà Lạt chia sẻ rằng, tham gia hội nghị truyền thông, đối thoại lần này được thông tin một số vấn đề mà người lao động, người sử dụng lao động thường thiếu sót trong quá trình thực thi chính sách bảo hiểm xã hội và biện pháp khắc phục như: chậm đóng, đóng thiếu tiền bảo hiểm xã hội; cung cấp thông tin, báo tăng, báo giảm không kịp thời khi có sự biến động về đối tượng, mức tiền lương, phụ cấp tham gia bảo hiểm xã hội…

Ngoài ra, mọi người được phổ biến các quy định về hợp đồng lao động, thử việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và xử lý kỷ luật… theo Bộ luật Lao động năm 2019; tổ chức, hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp, đóng kinh phí công đoàn và đảm bảo thời gian làm công tác công đoàn cho cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp; thuế điện tử trên thiết bị di động, chuẩn hóa mã số thuế cá nhân và quy định mới về gia hạn thời hạn nộp thuế doanh nghiệp và tiền thuê đất năm 2024…

“Tại đây, chúng tôi được giải đáp những vướng mắc, những quy định xử lý vi phạm hành chính, xử phạt hành chính, xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm chính sách pháp luật về lao động, công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chính sách thuế. Đây là dịp để chúng tôi được tìm hiểu kỹ hơn; hiểu rõ hơn về chính sách pháp luật”, chị Nguyễn Thị Ngọc Tuyền phấn khởi nói.

Đối thoại chính sách pháp luật: Giải pháp bảo vệ người lao động từ sớm, từ xa
Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng đã ký kết chương trình phối hợp công tác với các sở, ngành, đơn vị liên quan, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Để bảo vệ người lao động từ sớm, từ xa

Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng - Phạm Văn Được cho biết, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng và chăm lo cho người lao động được các cấp công đoàn tỉnh Lâm Đồng xác định là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt và phải thực hiện thường xuyên, liên tục, nhất là trong tình hình mới.

Để thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng này, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng đã ký kết chương trình phối hợp công tác với các sở, ngành, đơn vị liên quan như: Sở Lao động – Thương binh và xã hội; Bảo hiểm xã hội tỉnh và Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh… nhằm tăng cường trao đổi, chia sẻ thông tin và kết nối giữa tổ chức Công đoàn, cơ quan quản lý Nhà nước với doanh nghiệp, người lao động trong thực thi chính sách pháp luật.

Đối thoại chính sách pháp luật: Giải pháp bảo vệ người lao động từ sớm, từ xa
Nhiều ý kiến, vướng mắc của người lao động được giải đáp qua đối thoại chính sách pháp luật. Ảnh: ĐL

Theo đồng chí Phạm Văn Được, hằng năm, công đoàn và các sở, ngành, đơn vị đều phối hợp tổ chức các hội nghị tuyên truyền, phổ biến chính sách mới và đối thoại chính sách pháp luật với sự tham gia của hàng ngàn người sử dụng lao động, cán bộ công đoàn và người lao động trong các doanh nghiệp.

Đây là giải pháp căn cơ để bảo vệ người lao động, trang bị kịp thời cho người lao động những chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước liên quan đến lao động, việc làm, tiền lương, quyền, nghĩa vụ và các quy định về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, công tác an toàn, vệ sinh lao động…

“Tổ chức các hội nghị truyền thông, đối thoại chính sách pháp luật giữa các cơ quan chuyên ngành và tổ chức Công đoàn với người sử dụng lao động và người lao động là hoạt động hiệu quả mà chúng tôi đang triển khai thực hiện để trang bị kịp thời kiến thức pháp luật cho người lao động có thể tự bảo vệ cho mình ngay từ sớm, từ xa”, đồng chí Phạm Văn Được chia sẻ.

Video: phỏng vấn chị Nguyễn Thị Ngọc Tuyền, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty Cổ phần Sài Gòn – Đà Lạt

Cảnh báo lừa đảo tuyển dụng trực tuyến để bóc lột lao động Cảnh báo lừa đảo tuyển dụng trực tuyến để bóc lột lao động

Tin lời hứa "việc nhẹ lương cao", nhiều nạn nhân được đưa vào làm việc tại các ổ nhóm lừa đảo trực tuyến, bị thu ...

Bài 1: Căng mình nghĩ cho quyền lợi của công nhân lao động Bài 1: Căng mình nghĩ cho quyền lợi của công nhân lao động

Chị Lê Thị Ngọc Oanh - Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, LĐLĐ TP. Đà Nẵng là người rất gần ...

Để việc tăng lương mang lại lợi ích lâu dài cho người lao động Để việc tăng lương mang lại lợi ích lâu dài cho người lao động

Việc tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) từ ngày 1/7/2024 là biện pháp quan trọng mà Chính ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm