![]() |
Nhiều người lao động vui mừng được trở lại công việc. |
Ngày 16/9, Đà Nẵng nới rộng biện pháp giãn cách phòng chống dịch Covid-19. Trong sáng nay, lượng người được phép ra đường tại Đà Nẵng đã nhiều hơn những hôm trước.
Sau gần 1 tháng áp dụng "ai ở đâu ở đó" để kiểm soát dịch, hiện chính quyền TP Đà Nẵng đang từng bước nới lỏng một số hoạt động ở các "vùng xanh", trong đó cho phép người lao động ở các khu công nghiệp có thể trở lại làm việc, đảm bảo "một cung đường hai địa điểm".
Sau thời gian dài tạm nghỉ việc, nhiều người lao động rất vui khi nhận được thông báo đi làm trở lại của công ty. Chị Nguyễn Vân Thanh (22 tuổi, công nhân tại KCN Hòa Khánh) cảm thấy như tìm lại “nguồn sống”.
![]() |
Đường phố Đà Nẵng hôm nay đông đúc hơn. |
“Mình chỉ quanh quẩn ở phòng trọ trong suốt thời gian qua nên cảm thấy rất bí bách, vừa không có tiền để chi tiêu, vừa nhớ công việc, nhớ đồng nghiệp. Hôm qua nhận thông tin được đi làm, công ty cũng làm giấy đi đường QR Code mình cảm thấy rất vui. Bọn mình đều ký cam kết với công ty là chỉ di chuyển giữa hai địa điểm là nơi làm việc và nơi ở”, chị Thanh cho biết.
Khi thành phố cho phép tăng số lượng người lao động thì yêu cầu phòng, chống dịch tại các doanh nghiệp cũng đặt lên hàng đầu.
Ông Kim Yung Bum - Giám đốc sản xuất Công ty TNHH Pi Vina (KCN Hòa Khánh, TP Đà Nẵng) cho biết công ty luôn tuân thủ quy định của Bộ Y tế và các Chỉ thị của Chính phủ trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
![]() |
Công ty TNHH Pi Vina (KCN Hòa Khánh, TP Đà Nẵng) luôn thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch để sẵn sàng đón người lao động quay trở lại làm việc. |
“Công ty luôn sẵn sàng để đón 100% người lao động quay trở lại làm việc. Hiện nay, các đơn hàng của công ty là tương đối nhiều, vì vậy mong muốn của tôi là sẽ không có ca bệnh dương tính trong cộng đồng”, ông Kim Yung Bum cho hay.
![]() |
Nhà ăn Công ty CP Quốc tế Phong Phú luôn được vệ sinh sạch sẽ, lắp vách ngăn đảm bảo phòng, chống dịch. |
Bà Phan Thị Kiều Oanh, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Vinatex Quốc tế (KCN Hòa Khánh, TP Đà Nẵng) cho biết, để bảo vệ an toàn cho công nhân, giữ "vùng xanh" trong sản xuất, từ 16/7, 500 công nhân của công ty này thực hiện “3 tại chỗ”.
“Để giữ "vùng xanh" công xưởng, hiện tại công ty vẫn duy trì xét nghiệm 3 ngày 1 lần cho 50% lao động. Toàn bộ công nhân lao động đã tiêm vaccine Covid-19 mũi 1", bà Oanh chia sẻ.
Bà cho biết thêm, chủ trương của doanh nghiệp là cố gắng hết sức để đáp ứng nhu cầu ăn ở, sinh hoạt của công nhân ở mức cao hơn hoặc bằng so với ở nhà. Các bữa ăn của công nhân được giao cho một công ty chuyên về thực phẩm phụ trách nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo sức khỏe cho công nhân trong thời gian thực hiện "3 tại chỗ", công đoàn công ty đã bố trí hai sân cầu lông, lắp đặt thêm các máy tập thể dục.
![]() |
Người lao động phải thực hiện nghiêm "một cung đường hai địa điểm". |
Từ ngày 16/9, UBND TP Đà Nẵng tiếp tục cho phép một số ngành nghề được hoạt động và tăng số lượng người ra đường tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Sở Thông tin - Truyền thông TP Đà Nẵng đã có hướng dẫn đăng ký, phê duyệt, cấp giấy đi đường QR Code cho người dân. Theo đó, đối với các đơn vị, doanh nghiệp đã được các cơ quan phê duyệt giấy đi đường trước đây, nay tăng thêm tỉ lệ nhân viên đi làm việc theo quyết định mới của TP cần thực hiện 2 bước sau đây: Bước 1: Các cơ quan, địa phương được UBND TP giao trách nhiệm phê duyệt, cấp giấy đi đường chủ động vào ứng dụng Giấy đi đường để mở/phê duyệt và tăng số lượng giấy đi đường theo tỉ lệ mới theo quy định UBND TP. Bước 2: Các đơn vị, doanh nghiệp, người dân sử dụng tài khoản đã cấp, đăng nhập vào ứng dụng Giấy đi đường và in, phát hành thêm giấy đi đường theo nhu cầu, quy định. |
![]() Mất việc kéo dài, nguồn thức ăn cạn kiệt khiến nhiều lao động tự do quê ở các tỉnh miền núi phía Bắc không thể ... |
![]() Từ mô hình "ATM việc làm" của Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Ninh Thuận hàng chục người lao động (NLĐ) đã tìm được việc làm. |
![]() Theo báo cáo của các cấp công đoàn, tính đến ngày 11/9/2021, số người lao động được thụ hưởng chính sách từ Nghị quyết số ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
