![]() |
Đi cùng bố, cùng mẹ, bước chân hai cháu nhỏ và cả gia đình công nhân như toát lên niềm hạnh phúc được về quê ăn tết. |
Trước mỗi sự vật, hiện tượng, nếu chúng ta nhìn từ những góc độ khác nhau, với tâm thế khác nhau, theo quan điểm khác nhau và xuất phát từ động cơ, quyền lợi của một hay một nhóm người khác nhau sẽ cho ra những kết quả khác nhau. Tất cả đều có lý với quan điểm, góc nhìn và lợi ích của mình. Vấn đề là, điều đó có phù hợp với đạo đức, luật pháp và quan điểm, lợi ích của số đông không?
Nghe hơi trừu tượng nhỉ? Ví dụ, tôi đã viết về trường hợp một chị vợ công nhân than thở: “Con hư tại mẹ, con ốm tại mẹ, con ngã cũng tại mẹ. Ôi cuộc đời!”. Sự thở than của chị là có cơ sở nếu nhìn từ trách nhiệm nuôi dạy con cái, mức độ nào đó là vấn đề nữ quyền. Và nhân nói chuyện nữ quyền, một bạn công nhân Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long đặt câu hỏi về một điều ít ai nghĩ tới trong vụ cháu bé ở Bắc Ninh bị bắt cóc.
![]() |
Cháu nhỏ Gia Bảo bị bắt cóc ở Bắc Ninh trong lòng người bố giây phút đoàn viên cùng gia đình khiến cộng đồng mạng vỡ òa niềm vui. Ảnh: Vietnamnet.vn |
Bạn viết: “Tìm được cháu rồi mới dám nói, đấy là cháu đi cùng người bố mới thế, nếu đi cùng người mẹ thì sao? Mẹ mà làm lạc con thì không bao giờ sống yên ổn với dòng họ nhà chồng. Đang hoảng loạn có khi còn bị tát cho choáng váng ngất lên ngất xuống ý. Đi với bố nên chẳng thấy ai nói đến trách nhiệm người bố, lại còn nhấn mạnh năm phút công việc. Phải mẹ thì đã bị rủa cứ cắm mặt vào điện thoại rồi. Các mẹ có công nhận không? Đời luôn bất công thế đấy các bạn ạ. Nên phụ nữ cứ phải yêu thương bản thân thật nhiều”.
Tôi xin lỗi cháu bé và bố mẹ, gia đình cháu vì câu chuyện đã kết thúc có hậu. Hãy để cháu được yên, kẻ thủ ác đã bị khởi tố, sẽ phải chịu sự trừng trị của pháp luật; song tôi vẫn phải nói một chút về cháu, bố mẹ cháu vì câu chuyện bản thân nó là một ví dụ điển hình liên quan vấn đề tôi định viết ở đây. Còn đoạn viết của bạn công nhân trên mạng xã hội công nhân tôi nhắc lại ở trên thì cơ bản tôi “ngọng luôn”, vì dù vấn đề bạn đặt ra có phần mới mẻ, bất ngờ, nhưng nó quá đúng.
![]() |
Hình ảnh người cha chăm sóc con sinh non chụp tại Bệnh viện Phụ sản Đà Nẵng năm 2016 khiến nhiều người xúc động. Bức ảnh đã đạt giải Nhất cuộc thi "Những ông bố Việt Nam" do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và Đại sứ quán Thụy Điển tổ chức. Ảnh: Suckhoedoisong.vn |
Có lẽ nhiều người cũng có ý nghĩ thoáng qua với câu hỏi sao người cha lại sơ ý làm cháu bị lạc; nhưng nó trôi qua rất nhanh, nhường chú ý cho những thông tin lúc ấy đang “loạn cào cào” về khả năng cháu bị đưa đi đâu, về số xe, biển số xe, hình ảnh người phụ nữ đèo cháu trên chiếc xe máy. Có bạn còn viết cả tâm thư gửi cháu bé hai tuổi động viên và chúc cháu may mắn. Cộng đồng mạng “dậy sóng” suốt từ Bắc chí Nam. Người công nhân có việc, mất việc, đang đi tìm việc cũng dành thời gian vào hỏi thăm, bình luận sôi nổi. Cũng dễ hiểu, cháu bé hai tuổi đáng yêu và đang gặp nguy hiểm ấy như con cháu của mình.
Nhưng nếu cháu đi với mẹ mà mẹ để cháu lạc thì sao? Cộng đồng mạng sẽ nói gì?
Có chắc chẳng ai trách móc chị, mọi người chỉ chăm chú cập nhật, chia sẻ thông tin, cầu trời khấn Phật mọi sự nhanh chóng kết thúc với việc cháu được đưa về an toàn trong vòng tay bố mẹ? Có chắc chị sẽ không phải chịu cơn giận dữ khổng lồ đến từ mọi phía?
![]() |
Đi cùng các con lúc nào mẹ cũng hạnh phúc - nụ cười của người mẹ như muốn nói thế. Ảnh sites.google.com |
Chúng ta mặc định rằng người mẹ phải chu đáo hơn, sâu sát hơn; chúng ta luôn nghĩ rằng người mẹ không được sơ suất, nhất là liên quan đến sự an nguy của trẻ... Tất nhiên, điều đó không phải đòi hỏi quá cao. Vấn đề là tại sao có sự ứng xử không giống nhau nếu người cha hoặc mẹ gây ra cùng một lỗi?
Tôi nghĩ hỏi thì cũng đồng nghĩa trả lời một phần rồi đấy. Sự bất bình đẳng vẫn còn và còn rõ. Bao giờ nó hết thì tôi không biết, chỉ biết sẽ phải mất rất nhiều thời gian.
Nhưng đừng quá buồn bạn nữ công nhân ơi. Làm mẹ là một trải nghiệm, một hạnh phúc mà đàn ông không có được, không so sánh được. Đó là sự “bất bình đẳng” nguyên thủy. Muốn trái chín phải chờ nó tích tụ đủ tháng năm. “Dục tốc bất đạt”, không thể đẩy nhanh được một quá trình khi nó đòi hỏi thời gian. Cho nên, phụ nữ hãy cứ yêu con, “yêu thương mình thật nhiều” và yêu cả chồng nữa nhé...
![]() Mọi người đã từng quen hơn cái tên Ông Hải Quận 1. Lâu lâu ông dọn vỉa hè, ông tuyên bố hà rầm chi đó. ... |
![]() Dịch bệnh Covid-19 đã khiến rất nhiều doanh nghiệp phải ngừng sản xuất kinh doanh, cho người lao động (NLĐ) nghỉ việc hoặc tạm thời ... |
![]() Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 27/8, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 24,3 triệu, hơn 828 ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
