![]() |
Chuyên gia đề xuất hỗ trợ tiền nhà cho lao động ngoại tỉnh đến làm việc tại 4 vùng kinh tế trọng điểm. (Ảnh minh họa) |
Theo đó, ngoài các đề xuất về chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ thì nhóm nghiên cứu của Thường trực Ủy ban Kinh tế cũng đưa ra một số gợi ý chi tiết chính sách hỗ trợ an sinh xã hội.
Cụ thể như việc hỗ trợ tiền nhà cho lao động ngoại tỉnh đến làm việc tại 4 vùng kinh tế trọng điểm. Mức hỗ trợ là 1 triệu đồng trong 2 tháng cho 2 triệu người. Quy mô dự kiến là 6.000 tỷ đồng. Ngoài ra còn hỗ trợ đào tạo nghề với quy mô 6.800 tỷ đồng.
Nhóm nghiên cứu cũng đề xuất việc cho vay tái cấp vốn các tổ chức tín dụng để cho vay nhà ở (nhà thu nhập thấp, nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ…), quy mô 65.000 tỷ đồng; giá trị cấp bù lãi suất chênh lệch ước tính là 6.100 tỷ đồng.
Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh, về lâu dài phải hướng đến mục tiêu để người lao động an cư, lạc nghiệp, không thể để họ ở trong nhà trọ rộng mấy mét vuông, bởi chỉ cần xảy ra dịch bệnh là họ bỏ đi hết.
Theo ông Công, cần xúc tiến chương trình bảo đảm chỗ ở cho người lao động, hướng tới tránh để xảy ra tình trạng hàng triệu người rời bỏ thành phố về các địa phương như vừa qua.
Phát biểu bế mạc Diễn đàn Kinh tế 2021 diễn ra vào ngày 5/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đã đề nghị đơn vị liên quan nghiên cứu gói cho vay tái cấp vốn với quy mô đủ lớn cho nhà xã hội, nhà ở công nhân như đã áp dụng trước đây.
Trước đó, Bộ Xây dựng đã có kiến nghị với Chính phủ về gói tín dụng hỗ trợ thực hiện chính sách nhà ở xã hội trong Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023 lên tới 65.000 tỷ đồng.
Cụ thể, gói tín dụng 65.000 tỷ đồng bao gồm: Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 và gói tín dụng 50.000 tỷ đồng theo hình thức Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại để cho vay ưu đãi.
Trong đó, gói tín dụng 15.000 tỷ đồng gồm: Cấp vốn 14.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội cho các đối tượng khách hàng cá nhân theo quy định của Luật Nhà ở vay để mua, thuê mua hoặc xây dựng, cải tạo sửa chữa nhà ở theo quy định; Cấp bù lãi suất 1.000 tỷ đồng cho các ngân hàng thương mại do Nhà nước chỉ định cho các chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và cho các đối tượng cá nhân được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội vay theo quy định.
Còn gói tín dụng 50.000 tỷ đồng theo hình thức Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại sẽ để cho các đối tượng sau được vay ưu đãi: Công nhân, người lao động làm việc trong các khu công nghiệp được vay ưu đãi từ Chương trình để mua, thuê mua nhà ở xã hội; Chủ đầu tư dự án nhà lưu trú cho công nhân khu công nghiệp thuê; Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua cho các đối tượng theo quy định của Luật Nhà ở.
Bộ Xây dựng cho biết, kiến nghị này nhằm góp phần thực hiện "mục tiêu kép" mà Chính phủ đã đề ra, đó là đảm bảo an sinh xã hội - nhà ở cho các đối tượng yếu thế (người thu nhập thấp, công nhân, người lao động trong khu công nghiệp).
![]() Tập đoàn, Công đoàn Dệt May Việt Nam và các doanh nghiệp trực thuộc luôn có chính sách hỗ trợ, khuyến khích và sử dụng ... |
![]() LĐLĐ Bình Dương đã tặng 66 sổ tiết kiệm trị giá 10 triệu đồng/sổ, 20 triệu đồng/sổ cho con công nhân có cha/mẹ tử vong ... |
![]() Ngày mai, học sinh THPT của Hà Nội sẽ trở lại trường để học trực tiếp. Về lý, đây có thể coi là dấu mốc ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
