Hoạt động Công đoàn

Công tác chăm lo bảo vệ người lao động trong bối cảnh Covid-19 của công đoàn

TS. Phạm Thị Thu Lan - Viện Công nhân và Công đoàn
Ngay từ khi dịch bệnh Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ tháng 02/2020, các cấp công đoàn cả nước đã chủ động, tích cực trong công tác tuyên truyền phòng, chống dịch và chăm lo cho NLĐ. Không chậm chễ, Công đoàn Việt Nam đã phối hợp với Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế xây dựng hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong CNLĐ và tổ chức triển khai xuống CNLĐ. Lãnh đạo công đoàn các cấp đã trực tiếp xuống cơ sở nắm bắt tình hình, kiểm tra công tác tuyên truyền, phòng chống dịch bệnh; tặng quà, động viên NLĐ và các cán bộ, chiến sỹ nơi tuyến đầu chống dịch.
Công tác chăm lo bảo vệ người lao động trong bối cảnh Covid-19 của công đoàn
TP. Hồ Chí Minh tổ chức nhân rộng các mô hình "Siêu thị 0 đồng", "Gian hàng 0 đồng" để hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn trong mùa dịch.

Hỗ trợ NLĐ ở mọi phía cạnh

Đầu tiên là việc trang bị phương tiện phòng, chống dịch bệnh cho NLĐ. Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ban hành chủ trương cho phép công đoàn các cấp được sử dụng kinh phí công đoàn để chủ động mua khẩu trang, nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn, xà phòng, nước muối sinh lý, vitamin C... cung cấp miễn phí cho đoàn viên, NLĐ. Các cấp công đoàn đã khẩn trương triển khai, đi kèm với việc tuyên truyền, phổ biến nguyên tắc 5K để giữ an toàn cho CNLĐ và những người xung quanh. Qua đó, NLĐ đã được nâng cao ý thức, trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và cộng đồng trong việc phòng ngừa lây lan dịch bệnh.

Qua theo dõi tình hình và đánh giá diễn biễn của dịch bệnh cũng như mức độ ảnh hưởng đối với CNLĐ, Công đoàn Việt Nam đã nhanh chóng và kịp thời ban hành 2 gói hỗ trợ. Gói thứ nhất thực hiện vào tháng 5/2020 hỗ trợ cho đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh từ nguồn tài chính công đoàn và các nguồn huy động xã hội theo Quyết định số 643/QĐ-TLĐ ngày 22/5/2020 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam. Theo đó, các cấp công đoàn đã chi hỗ trợ cho đoàn viên, NLĐ tổng số tiền 656,937.6 tỷ đồng; trong đó, nguồn tài chính công đoàn là 428,971.5 tỷ đồng và nguồn xã hội hóa và NSDLĐ hỗ trợ qua tổ chức Công đoàn tại cơ sở là 227,966.1 tỷ đồng. Gói thứ hai thực hiện vào dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 hỗ trợ cho đoàn viên, NLĐ theo Quyết định số 1921/QĐ-TLĐ ngày 12/1/2021 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam; tổng số tiền hỗ trợ là 45,885 tỷ đồng.

Cùng với hỗ trợ bằng tiền, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ban hành Công văn số 771/TLĐ ngày 29/7/2020 miễn đóng đoàn phí công đoàn đối với đối tượng đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng của dịch bệnh có thu nhập thấp hơn mức lương cơ sở, thực hiện từ ngày 23/01/2020 đến hết ngày 31/12/2020.

Công tác chăm lo bảo vệ người lao động trong bối cảnh Covid-19 của công đoàn
Cuộc họp trực tuyến của Tổng LĐLĐVN với LĐLĐ các tỉnh có dịch Covid-19 sáng 17.5. Ảnh: Hải Nguyễn

Với truyền thống tương thân tương ái, hỗ trợ lẫn nhau, Công đoàn Việt Nam đã vận động cán bộ, CNVCLĐ, đoàn viên công đoàn tham gia hiến máu để giảm áp lực cho các bệnh viện, cơ sở y tế và huy động đóng góp ủng hộ cho CNLĐ bị ảnh hưởng Covid-19 có hoàn cảnh khó khăn thông qua cuộc vận động “Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19” của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Rất nhiều sáng kiến được thực hiện như lắp đặt cây ATM gạo, bán hàng giảm giá, phiên chợ 0 đồng, siêu thị 0 đồng; vận động chủ nhà trọ miễn, giảm tiền thuê trọ, điện, nước sinh hoạt cho đoàn viên, NLĐ với số tiền lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Các CĐCS đã chủ động cùng với doanh nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể; bố trí các phương án lao động phù hợp, bảo vệ việc làm cho NLĐ; tư vấn, hướng dẫn hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho NLĐ nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho họ, tránh xảy ra tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Đối với NLĐ phải cách ly, CĐCS đã tham gia cùng với doanh nghiệp đảm bảo chi trả 70% lương, hoặc tính ngày nghỉ phép năm để đảm bảo thu nhập của NLĐ không thấp hơn lương tối thiểu vùng theo quy định.

Ngày 03/6/2021, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn đã triển khai Chương trình “Vắc xin cho công nhân” thông qua Quỹ Xã hội Từ thiện Tấm lòng vàng Lao động với số tiền lên tới trên 145 tỷ đồng. Quỹ Tấm lòng vàng cũng đã ủng hộ Quỹ vắc xin phòng Covid-19 Việt Nam (VFVC) số tiền 150 tỷ đồng.

Bên cạnh sự hỗ trợ trực tiếp cho NLĐ, Công đoàn Việt Nam còn hỗ trợ gián tiếp thông qua doanh nghiệp. Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ban hành Công văn số 245/TLĐ ngày 18/3/2020 về việc lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đến ngày 31/12/2020 và sau đó, do diễn biến phức tạp của dịch bệnh, công văn này tiếp tục kéo dài thời điểm lùi đóng kinh phí công đoàn đến hết ngày 31/12/2021. Sự hỗ trợ này đã giúp cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, chung tay cùng doanh nghiệp duy trì việc làm và đảm bảo thu nhập tối thiểu cho NLĐ.

Công tác chăm lo bảo vệ người lao động trong bối cảnh Covid-19 của công đoàn

Thay mặt 3 cơ quan chủ trì (Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông ), Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát biểu tại Lễ phát động nhắn tin “Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch bệnh Covid-19”

Phối hợp triển khai gói hỗ trợ của Chính phủ

Ngay sau khi gói hỗ trợ của Chính phủ theo Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 và Quyết định 15/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn đã chỉ đạo công đoàn các cấp tuyên truyền và giám sát việc thực hiện và chủ động phối hợp với chính quyền địa phương cùng triển khai gói hỗ trợ đến NLĐ; lắng nghe phản ánh của đoàn viên, NLĐ để kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành liên quan kịp thời điều chỉnh các chính sách hỗ trợ NLĐ và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid -19 cho phù hợp. Từ thực tiễn triển khai gói hỗ trợ của Chính phủ, Tổng Liên đoàn đã có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các chính sách hỗ trợ (gói hỗ trợ lần 2) đối với doanh nghiệp và NLĐ bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19; theo đó, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn (phải thuê nhà hoặc nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi) được hỗ trợ trực tiếp bằng tiền và đề xuất chính sách giảm lãi suất vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm cho đối tượng là NLĐ đang vay vốn; đề xuất chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho NLĐ và một số kiến nghị bổ sung chính sách liên quan đến việc duy trì thẻ BHYT cho NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đã kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn các cấp công đoàn triển khai thực hiện Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 19/101/2020 của Chính phủ và Quyết định số 32/2020/QĐ-TTg ngày 19/101/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 42/NQ-CP và Quyết định 15/QĐ-TTg nhằm khắc phục khó khăn và kịp thời hỗ trợ cho NLĐ gặp khó khăn do dịch bệnh.

Công tác chăm lo bảo vệ người lao động trong bối cảnh Covid-19 của công đoàn

Liên đoàn Lao động huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) hỗ trợ suất ăn cho công nhân tại Nhà máy may mặc xuất khẩu APPARELTECH.

Cán bộ công đoàn chủ động bám sát địa bàn

Đóng góp một phần công sức cùng cả nước, cán bộ công đoàn các cấp đã thể hiện được tinh thần công đoàn trong trận chiến này. Không quản ngại khó khăn, họ đã đi vào những nơi tâm điểm của dịch, nắm chắc tình hình, thường xuyên báo cáo và thông tin diễn biến dịch với công đoàn cấp trên và cơ quan chức năng để kịp thời có biện pháp xử lý. Công đoàn các cấp lên kế hoạch phân công cán bộ “trực chiến” phối hợp với chính quyền và doanh nghiệp xử lý các tình huống phát hiện ca bệnh mới, ổ dịch mới để ngay lập tức thống kê, truy vết xác định các trường hợp CNLĐ là F1, F2 và thực hiện cách ly, xét nghiệm, có biện pháp ứng phó kịp thời. Phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các tổ chức, cá nhân hảo tâm chăm lo chu đáo cho đoàn viên, NLĐ đang ở khu vực bị phong tỏa, cách ly. Báo chí trong hệ thống công đoàn liên tục thông tin nhanh chóng, minh bạch, rõ ràng về tình hình dịch bệnh để đoàn viên, NLĐ yên tâm lao động sản xuất, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.

Các kế hoạch tiếp theo

Thời gian tới, Công đoàn Việt Nam tiếp tục nghiên cứu để có các chính sách hỗ trợ tốt nhất cho NLĐ. Mong muốn của công đoàn là duy trì việc làm cho NLĐ và hỗ trợ để doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Một số phương hướng đề xuất chính sách hỗ trợ cho NLĐ của Công đoàn Việt Nam bao gồm: hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho NLĐ phải ngừng việc trên 14 ngày có tiền lương ngừng việc thấp hơn lương tối thiểu vùng, để khuyến khích doanh nghiệp và NLĐ thỏa thuận trả lương ngừng việc thay vì tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương; đề xuất Chính phủ cho phép NSDLĐ đóng BHYT cho NLĐ trong những tháng tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, cho phép duy trì thẻ BHYT đối với NLĐ bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; cho phép NLĐ đang tham gia BHXH đầy đủ nhưng phải nghỉ việc do cách ly, phong tỏa được hưởng chế độ ốm đau từ Quỹ BHXH trong thời gian cách ly; thực hiện chính sách hỗ trợ thêm cho lao động nữ mang thai và NLĐ nuôi con chưa đủ 6 tuổi; thực hiện chính sách hỗ trợ tiền ăn cho trẻ em mắc Covid-19, trẻ em phải cách ly tại các cơ sở cách ly y tế tập trung theo thời gian thực tế phải cách ly; tiếp tục tìm kiếm giải pháp để CNLĐ sớm được tiêm vắc xin phòng dịch; đề nghị các cấp ủy Đảng, Mặt trận Tổ quốc, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội... tăng cường vai trò giám sát trong việc thực hiện các gói hỗ trợ cho CNLĐ và công tác phòng, chống dịch bệnh tại các KCN, cùng nhiều giải pháp khác để hy vọng sớm kiểm soát dịch bệnh, đóng góp thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng dịch, vừa phát triển kinh tế.

Công tác chăm lo bảo vệ người lao động trong bối cảnh Covid-19 của công đoàn
Người lao động lựa chọn thực phẩm tại “Gian hàng 0 đồng” ở TP. Hồ Chí Minh.
27.864 công nhân lao động đang nằm trong khu phong tỏa vì dịch Covid -19 tại TP HCM 27.864 công nhân lao động đang nằm trong khu phong tỏa vì dịch Covid -19 tại TP HCM

Tình hình dịch bệnh tại TP HCM diễn biến căng thẳng, đã có hàng nghìn công nhân lao động là F0 và gần 27.900 công ...

Công đoàn Bình Dương tập trung chăm lo người lao động khó khăn do Covid-19 Công đoàn Bình Dương tập trung chăm lo người lao động khó khăn do Covid-19

LĐLĐ tỉnh Bình Dương đang nỗ lực chăm lo cho người lao động trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng, đời sống công nhân gặp ...

Công đoàn chăm lo đoàn viên đúng người, đúng thời điểm Công đoàn chăm lo đoàn viên đúng người, đúng thời điểm

Cuối tháng 6 vừa qua, Công đoàn Xây dựng Hà Nội đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà các công nhân Tổ Môi trường phường ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm