Hoạt động Công đoàn

“Công nhân trả lời phỏng vấn theo bản năng, chưa trả lời theo kỹ năng nên dễ mất điểm”

D.M
Tác giả: D.M
Theo anh Nguyễn Qui Hoàng - cán bộ nhân sự kiêm Chủ tịch công đoàn Công ty cổ phần Dệt Trần Hiệp Thành (tỉnh Tây Ninh), nhiều công nhân bị loại từ khi phỏng vấn xin việc vì không hiểu rõ những mong muốn của nhà tuyển dụng.
Công đoàn Đà Nẵng hỗ trợ kịp thời cho đoàn viên, người lao động là F0, F1 "Thảo thơm cơm nhà" mang hàng nghìn phần quà tặng cho y, bác sĩ tuyến đầu tại TP HCM
“Công nhân trả lời phỏng vấn theo bản năng, chưa trả lời theo kỹ năng nên dễ mất điểm”
Anh Nguyễn Qui Hoàng - Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần Dệt Trần Hiệp Thành

Anh Nguyễn Qui Hoàng làm công tác nhân sự cho doanh nghiệp đã 14 năm. Trước khi chuyên trách về công tác nhân sự, anh từng đảm nhận vị trí cán bộ lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp với quy mô từ 100 đến 6.000 lao động. Điều khiến anh yêu thích công việc này là được thường xuyên tiếp xúc, giúp đỡ người lao động từ khi họ chưa bước vào doanh nghiệp.

Chia sẻ về nghề nhân sự, anh Hoàng cho biết: “Quy trình tuyển dụng lao động ở các doanh nghiệp cơ bản gồm các bước như hoạch định nhu cầu tuyển dụng, tìm nguồn ứng viên, sàng lọc - tuyển chọn, phỏng vấn tuyển dụng, thử việc, duy trì và phát triển nhân lực. Cán bộ tuyển dụng thường tận dụng chính nguồn lao động là do công nhân trong công ty giới thiệu. Các doanh nghiệp tuyển dụng lao động theo giá trị cốt lõi của mình”.

Đơn cử, một công ty chú trọng các giá trị “trách nhiệm, hợp tác, tận tâm” thì khi phỏng vấn, cán bộ tuyển dụng sẽ đưa ra những câu hỏi giúp ứng viên bộc lộ được những phẩm chất này. Buổi phỏng vấn sẽ phân loại, đánh giá được ứng viên có phẩm chất phù hợp với mong muốn của doanh nghiệp hay không. Do đó, công nhân cần có kỹ năng trả lời phỏng vấn và tự tin thể hiện năng lực riêng biệt của mình để không “mất điểm” từ khâu này.

“Công nhân trả lời phỏng vấn theo bản năng, chưa trả lời theo kỹ năng nên dễ mất điểm”
Anh Nguyễn Qui Hoàng (người ngồi, đầu tiên, bên phải) làm tiếp nhận đơn ứng tuyển của công nhân. Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021

“Những câu hỏi tôi thường đặt ra cho ứng viên là: Nếu trúng tuyển, anh/chị cam kết làm việc cho công ty bao lâu? Khi gặp khó khăn anh chị giải quyết thế nào? Giao anh chị làm việc 8 tiếng/ngày nhưng hết 8 tiếng chưa xong việc thì anh chị làm thế nào?... Đó là bộ câu hỏi nhằm đánh giá thái độ, tư duy của người lao động. Trên thực tế, đó cũng là những câu hỏi lao động phổ thông dễ “mất điểm” khi ứng tuyển. Và cách trả lời sẽ quyết định bạn có được nhận vào doanh nghiệp hay không.” - anh Hoàng cho biết.

Theo anh, thay vì trả lời “làm việc đến khi nào bị đuổi hay đến đâu hay đến đó”, công nhân nên nói “sẽ cố gắng hết sức có thể” vì không công ty nào muốn sa thải lao động đủ nhiệt tình và tích cực trong công việc.

Đối với câu hỏi “gặp khó khăn anh chị giải quyết thế nào”, “hết 8 tiếng nhưng chưa xong việc anh chị sẽ làm thế nào”: Thay vì vô tư trả lời “hết giờ thì về”, công nhân nên đưa ra câu trả lời có kỹ năng hơn như "với em không có khái niệm hết giờ làm việc, khi công việc chưa hoàn thành" để không mất điểm.

“Công nhân trả lời phỏng vấn theo bản năng, chưa trả lời theo kỹ năng nên dễ mất điểm”
Anh Nguyễn Qui Hoàng (hàng đầu, ở giữa) được tôn vinh chủ tịch công đoàn cơ sở tiêu biểu của tỉnh Tây Ninh

“Tôi thường đưa ra lời khuyên cho các bạn không trúng tuyển nên dành tâm huyết vào buổi phỏng vấn và cố gắng hết sức gắn bó lâu dài với công ty. Trong nghề nhân sự có quan điểm, đi phỏng vấn tức là bán sức lao động của mình. Hãy bán những gì người ta cần, đừng chỉ rao bán những gì mình có. Hãy nêu ra cho nhà tuyển dụng thấy sự khác biệt của bạn. Do đó, đừng nói “không phù hợp sẽ nghỉ việc”. Vì chính bạn phải xác định mình có phù hợp với công ty hay không ngay từ khi ứng tuyển vào vị trí mong muốn” - anh Hoàng cho biết.

Anh chia sẻ, nhà tuyển dụng đánh giá rất cao “thái độ” ở lực lượng lao động phổ thông. Đây cũng là hạn chế của nhiều công nhân hiện nay. Theo anh, lao động phổ thông vẫn tồn tại thái độ không tôn trọng công việc của mình, suy nghĩ đơn giản rằng có nhiều doanh nghiệp tuyển dụng nên làm ở đâu cũng được. Những người như vậy khi mắc lỗi trong quá trình làm việc sẽ không tự nhận ra khuyết điểm của mình, sẵn sàng nghỉ việc khi bị khiển trách. Thay vào đó, họ nên nhìn nhận đúng mức về lỗi của mình và phản hồi với cấp trên mong muốn được xử lý giải quyết theo hướng sửa chữa hơn là nghỉ việc.

“Thái độ” sẽ quyết định lao động đó có giá trị ở công ty hay không. Người nhìn ra điểm sai của mình và sẵn sàng giải quyết sẽ là người có cơ hội phát triển và mong muốn phát triển. Trong doanh nghiệp, ai tự coi mình là quan trọng sẽ khiến họ có giá trị ngày càng thấp đi trong mắt lãnh đạo và đồng nghiệp. Người dù không có trình độ chuyên môn cao nhưng có kỹ năng giải quyết vấn đề, có vốn sống, tự đánh giá được những mặt tốt và chưa tốt của mình sẽ được doanh nghiệp trân trọng và đầu tư phát triển” – anh Hoàng chia sẻ.

“Công nhân trả lời phỏng vấn theo bản năng, chưa trả lời theo kỹ năng nên dễ mất điểm”
Anh Nguyễn Qui Hoàng (thứ hai, từ trái sang)

Ngọc Lành, một lao động phổ thông đã vượt qua kì thi ứng tuyển và hiện là công nhân Công ty cổ phần Dệt Trần Hiệp Thành cho biết, những kinh nghiệm mà anh Hoàng chia sẻ đã giúp cô tích lũy được rất nhiều kỹ năng trong công việc. Trước hết, cô chú trọng rèn luyện thái độ nghiêm túc và trân trọng công việc mình đang có.

Không chỉ chia sẻ kiến thức về kinh nghiệm công tác với đồng nghiệp, cán bộ công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh, anh còn kết bạn với hầu hết công nhân trong doanh nghiệp. Anh luôn lắng nghe, tháo gỡ khó khăn và giúp đỡ họ trong công việc. Tuy vừa người đại diện, bảo vệ người lao động, vừa “ăn lương” của ông chủ nhưng anh quan niệm, dù "ở vai nào" đều phải bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.

Khi người lao động “mắc lỗi”, cán bộ công đoàn cần tư vấn cho lãnh đạo có hình thức xử phạt theo hướng để người lao động sửa chữa và không đẩy tranh chấp lao động lên cao. Để làm được điều này, cán bộ công đoàn viện dẫn và lập luận các căn cứ pháp luật logic, đúng pháp luật mới khiến doanh nghiệp và người lao động cảm thấy thuyết phục.

“Công nhân trả lời phỏng vấn theo bản năng, chưa trả lời theo kỹ năng nên dễ mất điểm”
Anh Nguyễn Qui Hoàng và người lao động có hoàn cảnh khó khăn của công ty. Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021
Một số địa phương nới lỏng quy định đối với người về từ vùng xanh Hà Nội Một số địa phương nới lỏng quy định đối với người về từ vùng xanh Hà Nội

Một số tỉnh, thành đã chấp nhận cho người ở vùng xanh của Hà Nội được phép vào địa bàn nhưng vẫn phải đảm bảo ...

Nghệ An: 13 năm thực hiện chương trình Mái ấm Công đoàn để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp Nghệ An: 13 năm thực hiện chương trình Mái ấm Công đoàn để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp

Thực hiện chủ trương của Tổng LĐLĐ Việt Nam, năm 2009, LĐLĐ tỉnh Nghệ An chính thức phát động chương trình Mái ấm Công đoàn. ...

Tương lai nào cho trẻ mồi côi? Tương lai nào cho trẻ mồi côi?

Mấy ngày qua, hình ảnh những đứa bé bất chợt mồ côi, có khi cả cha lẫn mẹ lìa trần ngay trong đại dịch Covid-19 ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm