Trong thông báo được phía Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội đưa ra vào ngày 4/3/2023 đối với công nhân thuộc Nhà máy Dệt Hà Nam, dự kiến thời gian chi trả lương, chậm nhất đến ngày 15/3/2023, Công ty sẽ trả lương tháng 9 năm 2022 và chậm nhất đến ngày 15/4/2023 sẽ trả lương tháng 10,11,12 năm 2022 cho NLĐ.
Đồng thời, Công ty cũng thống kê thời gian nộp BHXH của NLĐ theo số liệu thực tế đã chốt tại BHXH huyện Duy Tiên (Hà Nam) cho đến khi chấm dứt HĐLĐ. Lộ trình giải quyết toàn bộ khoản nợ BHXH, Công ty sẽ nộp dần trong 2 năm 2023 và 2024.
Cũng tại thông báo này, sau 3 ngày (tính từ ngày 6/3 đến ngày 8/3) nếu NLĐ không có ý kiến thì phía Công ty sẽ đưa ra Quyết định chấm dứt HĐLĐ, kèm phụ lục xác nhận số tiền nợ lương và thời gian chưa nộp bảo hiểm cho từng người để làm căn cứ thực hiện.
Ngày 7/3, tập thể người lao động (NLĐ) Nhà máy Dệt Hà Nam căn cứ vào thông báo của phía Công ty đưa ra cũng đã thống nhất các nội dung và tập hợp các ý kiến để gửi lại phía Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội. Thành phần của buổi làm việc gồm có Chủ tịch Công đoàn Nhà máy Dệt, NLĐ đang làm việc tại nhà máy, NLĐ đã nghỉ việc tại nhà máy nhưng chưa được giải quyết thủ tục.
![]() |
Bà Lê Thị Hiền - Chủ tịch Công đoàn Nhà máy Dệt Hà Nam, Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội. Ảnh: M.A |
Theo đó, có 6 nội dung được tập thể người lao động đưa ra trong việc yêu cầu Công ty giải quyết dứt điểm quyền lợi cho NLĐ. Cụ thể:
Thứ nhất, NLĐ yêu cầu Công ty thanh toán lương tháng 9, 10, 11, 12 theo đúng bảng thanh toán lương mà Giám đốc Nhà máy Dệt Hà Nam đã ký.
Thứ hai, Các sản phẩm trên máy chưa được thanh toán Công ty phải bàn giao lại cho Nhà máy để tính lương cụ thể cho NLĐ.
Thứ ba, thanh toán, chốt sổ, trả sổ BHXH cho NLĐ đến hết thời điểm mà NLĐ Nhà máy nghỉ việc theo đúng thủ tục, quy định của pháp luật, có thời gian rõ ràng khi NLĐ viết đơn xin nghỉ việc.
Thứ tư, thanh toán các khoản nợ ngoài lương như tiền ốm đau, thai sản, nằm viện, cổ tức, cổ phần, cổ phiếu (nếu có).
Thứ năm, thanh toán trợ cấp thôi việc cho NLĐ theo đúng quy định từ năm 2009 trở về trước.
Thứ sáu, thanh toán toàn bộ phần chênh lệch hỗ trợ Covid-19 mà NLĐ Nhà máy đã bị thiệt do Công ty nợ BHXH tính đến thời điểm NLĐ nhận được hỗ trợ.
Ngoài 6 kiến nghị trên, bà Lê Thị Hiền - Chủ tịch Công đoàn Nhà máy Dệt Hà Nam bức xúc: "Hàng tháng, Công ty vẫn khấu trừ khoản BHXH (10,5%) vào lương của NLĐ, nhưng Công ty lại không nộp cho NLĐ. Khoản tiền ấy của chúng tôi từ khi Công ty nợ BHXH đến nay đã được dùng vào vấn đề gì. Chúng tôi cũng cần Công ty làm rõ cả vấn đề này cho NLĐ".
Tất cả NLĐ Nhà máy Dệt Hà Nam đều thống nhất sau khi Công ty giải quyết đầy đủ 6 mục thanh toán trên thì NLĐ mới nhận Quyết định nghỉ việc. Lí do được NLĐ đưa ra đó là Công ty nhiều lần cam kết và đưa ra lộ trình nhưng không thực hiện, khiến NLĐ vất vả khi phải đi đòi quyền lợi của bản thân.
Những kiến nghị này ngay sau đó cũng được đại diện cho NLĐ Nhà máy Dệt là bà Lê Thị Hiền báo cáo và gửi lại cho Ban Lãnh đạo Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội.
Trong thông báo được phía Công ty đưa ra vào ngày 4/3/2023, xác nhận tổng số tiền lương Công ty chưa chi trả cho toàn bộ NLĐ tại Nhà máy Dệt Hà Nam trong tháng 9,10,11,12 năm 2022 là hơn 860 triệu đồng. |
![]() 4,5 tỷ đồng nợ lương người lao động (NLĐ) trong vòng 9 tháng; 13,5 tỷ đồng nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) từ tháng 3/2019 ... |
![]() Chiều 9/3/2023, ông Trần Trọng Phúc – Uỷ viên HĐQT, được sự uỷ quyền của Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Haprosimex phát ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
