Người lao động

Công nhân Dệt may cảnh giác trước bẫy “Tín dụng đen”

Trước những hệ lụy nghiêm trọng, công nhân phải làm gì để tránh khỏi cạm bẫy rủi ro của tín dụng đen?
cong nhan det may canh giac truoc bay tin dung den
Tình trạng "Tín dụng đen" đang ngày càng diễn biến phức tạp - Ảnh: Internet

Tôi sống trong một khu dân cư lâu năm thuộc huyện ngoại thành, phần lớn các nhà trong xóm có mối quan hệ họ hàng thân tộc từ nhiều đời, đất đai, cây cối còn khá thoáng đãng, cuộc sống vốn yên bình, êm ả, tốc độ đô thị hoá chưa ảnh hưởng nhiều đến nếp sống thuần lương của một vùng ven nổi tiếng với tên gọi từ thời hơn 300 năm mở cõi "Thập bát Phù Viên".

Thế nhưng từ vài năm đổ lại đây, cách tháng tôi lại nghe nhà đằng sau anh con trai út lừa Dì Bảy bán miếng đất hương hoả, người anh họ xóm trên trốn đi mất tiêu bỏ vợ con nheo nhóc, xóm giữa có nhà bị chọi mắm tôm, xóm tôi náo động những đêm bọn xã hội đen xông vào nhà Mợ Tư đòi xẻo lỗ tai thằng cháu nội đích tôn, mới hôm qua, chú Tám lẳng lặng ra ngõ treo bảng từ đứa con gái lớn… nỗi bất an tràn về thôn xóm an lành, tất cả cũng từ nạn tín dụng đen mà ra.

Hiện nay, bọn xã hội đen cho vay nặng lãi đang khuynh đảo, làm mưa làm gió trong cuộc sống người dân lao động cần vốn làm ăn. Chúng lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin, thiếu hiểu biết của những người lao động nghèo hiền lương chạy ăn từng bữa, những thanh niên mới lớn vô công rỗi nghề, đam mê cờ bạc đề đóm, những người lười lao động ham nhậu nhẹt ăn chơi, từ dụ dỗ, ngọt nhạt đến chửi bới, hăm doạ, khủng bố tinh thần, chúng biến họ thành những con mồi để rút rỉa tài sản đến khánh kiệt.

Thực tế này đang diễn ra một cách công khai. Với tác hại nghiêm trọng của nó, ngành Công an đã vào cuộc, theo dõi, điều tra và kiểm soát các băng nhóm xã hội đen cho vay nặng lãi. Tuy nhiên, Bộ Công an cũng cho biết, cầm đầu các băng nhóm cho vay nặng lãi đều là dân có "số má", giang hồ, liều lĩnh nhưng cũng rất am hiểu luật pháp nên công tác thu thập chứng cứ tốn nhiều thời gian.

Chúng vận dụng nhiều chiêu thức đẩy lãi suất cho vay lên đến 10%~ 20% / tháng, nhiều tình huống dở khóc dở cười, điêu đứng, đau lòng do vướng bẫy lãi suất cao, dẫn đến mất khả năng thanh toán, bộc phát nhiều tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến an ninh.

Cụ thể, một người vay 1 triệu đồng, thì mỗi ngày phải trả góp 40,000 đồng trong 1 tháng, hoặc cuối tháng phải trả 1.2 triệu đồng cả gốc lẫn lời. Nếu không trả góp từng ngày hay từng tháng, thì sau một năm, từ một triệu phải trả cho bọn chúng tất thảy là gần 4 triệu đồng do tiền lời dồn chồng lên theo tháng.

Người lao động nghèo ít học, mơ hồ về lãi suất 10%, 20%, chỉ thấy mỗi ngày góp có hơn tô phở, vui vẻ nhận tiền. Đến lúc số nợ luỹ kế theo cấp số nhân, không còn khả năng trả tiền, người thì bán đất bán ruộng, kẻ thì về nhà ba mẹ ăn trộm ăn cướp, trốn chui trốn lủi, có nhà thì bị khủng bố bằng mắm tôm, sơn đen sơn đỏ, có nhà bị dằn mặt khi xin cái ngón tay hay vành lỗ tai bởi bọn ma cô xăm trổ hung hăng tàn bạo.

cong nhan det may canh giac truoc bay tin dung den
Tín dụng đen, nỗi kinh hoàng làm bao gia đình tan vỡ - Ảnh minh họa

Ngay cả công nhân dệt may cũng có những người vướng vào bẫy tín dụng đen như trường hợp một công nhân vay tiền nhàn rỗi của người thân, mang tiền đi cho người ngoài vay với lãi suất cao hơn, tuy nhiên em bị người vay giật tiền rồi bỏ trốn. Để có tiền trả người thân, em phải vay lại của bọn xã hội đen với lãi suất cao như trên. Dần dần em mất khả năng chi trả, bị bọn chúng hăm doạ, em phải vay mượn khắp nơi, từ đồng nghiệp Công Ty đến người quen biết, mỗi người một ít để có tiền trả lãi hàng tháng, trong khi tiền nợ gốc vẫn còn nguyên.

Để mượn tiền trả nợ, em phải bịa ra nhiều chuyện và dĩ nhiên đến hẹn em không thể nào trả được, nhiều lần không đòi được tiền, người quen thì tìm đến gia đình, đồng nghiệp thì báo với Trưởng đơn vị. Chiếc xe em để đi làm cũng phải bán, gia đình cũng nhiều lần đứng ra lo toan nhưng cũng phải buông tay. Quản lý đơn vị thì giải quyết bằng hình thức chờ đến ngày lãnh lương rồi trích ra trả cũng như buộc em cam kết không tái phạm.

Một vài bạn bè thông cảm thì cho em khất đến kỳ thưởng cuối năm. Một thời gian dài em không dám ăn những món ngon, không dám mua sắm, em không dám về nhà gặp ba mẹ mà phải xin ở nhà người chị, đi làm thì mang tâm trạng u uất buồn bã, thất tín nhiều lần, không còn ai tin em và em cũng chẳng còn ai là bạn bè, đồng nghiệp thân thiết…

Ngoài trường hợp này, còn có các trường hợp công nhân thua độ đá banh với băng nhóm cá độ, công nhân thua cờ bạc vay nóng xã hội đen … không đủ khả năng chi trả cũng bị bọn chúng hăm doạ, đón đường, khủng bố tinh thần, phải bỏ cả việc làm trốn gia đình đi lánh nợ.

Để hỗ trợ người lao động cũng như không để họ bị rơi vào tín dụng đen, từ hai năm nay, Công đoàn một số Công ty đã có quỹ cho người lao động vay, ví dụ như Công ty CP Dệt May Đầu tư Thương Mại Thành Công đã triển khai chương trình "Hỗ trợ cho CBCNV vay vốn từ Quỹ C.E.P (thuộc Liên đoàn Lao động TP.HCM)" với mức lãi suất rất thấp, chỉ có 0,65% / tháng (tương đương 7,8%/năm), được trả góp hàng tháng trong vòng một năm.

Quỹ này nhằm hỗ trợ đoàn viên, công nhân viên có nhu cầu để sửa nhà, học phí cho con, mua đồ dùng thiết yếu cho gia đình. Việc này mang lại rất nhiều lợi ích cho đoàn viên, công nhân viên khi cần số tiền lớn để sử dụng vào việc cần thiết.

Hy vọng với việc ra tay ngăn chận, truy quét bọn tín dụng đen cho vay nặng lãi của Ngành Công an sẽ mang lại an ninh trật tự cho xã hội. Tuy vậy, chính bản thân chúng ta cần tỉnh táo trước những lời mời mọc vay vốn dễ dàng thuận lợi không cần thế chấp, thực chất là những chiếc bẫy tín dụng đen với lãi suất cắt cổ biến chúng ta thành con mồi cho bọn chúng hút máu.

Và với sứ mệnh hỗ trợ người lao động, chương trình " Hỗ trợ cho CBCNV vay vốn từ Quỹ C.E.P" góp phần đảm bảo an sinh xã hội thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài chính thiết thực và hiệu quả, những đoàn viên và công nhân viên chắc chắn có những cải thiện quan trọng trong đời sống nếu biết sử dụng vốn vay đúng mục đích, đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống.

cong nhan det may canh giac truoc bay tin dung den Sau vụ cháy nhà ở Núi Trúc: Chàng trai cõng chiến sĩ từng cứu mạng để trả ơn

Chàng trai trẻ từng được một chiến sĩ PCCC cứu sống khỏi đám cháy ở Núi Trúc, đã đề nghị được cõng vị ân nhân ...

cong nhan det may canh giac truoc bay tin dung den Thời tiết ngày 12/10: Bắc Bộ ngày nắng, Nam Bộ có mưa vào chiều tối

Bắc Bộ có nắng, thời tiết tạnh ráo, trong khi khu vực Nam Bộ lại có mưa vào chiều tối trong ngày 12/10.

cong nhan det may canh giac truoc bay tin dung den Cư dân tòa HH Linh Đàm bức xúc vì nước sinh hoạt bốc mùi khó chịu

2 ngày nay nguồn nước sinh hoạt của cư dân 12 tòa HH Linh Đàm bốc mùi khó chịu giống mùi nhựa cháy. Cộng đồng ...

Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, bản thân người lao động phải tái định vị chính mình, từ tư duy “làm để được trả lương” sang “làm để đóng góp, làm để phát triển”. Chỉ khi người lao động coi mỗi công việc là một trải nghiệm học tập, một cơ hội rèn luyện kỹ năng và phát triển bản thân, họ mới thực sự trở thành nhân tố không thể thiếu trong chuỗi giá trị, trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập, đặc biệt đối với người có từ 15 năm công tác trở lên tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khiến họ chịu thiệt thòi so với người làm việc ở các vùng khác.
Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.

Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Ở nơi mùi hóa chất hòa vào tiếng máy móc ầm ầm vận hành mỗi ngày, có một người đàn ông lặng lẽ dành cả tâm huyết của mình để biến điều không thể thành có thể. Đó là anh Nguyễn Thanh Lâm (SN 1976) – cán bộ kỹ thuật phụ trách An toàn lao động, đồng thời là Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần TICO TP. HCM – một người lao động tận tụy, đam mê nghề đến mức luôn “nghĩ về nhà máy” ngay cả sau giờ làm việc…
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.
Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị được Tổng Bí thư Tô Lâm ví như một “Khoán 10” trong lĩnh vực khoa học, công nghệ cho thấy khát vọng bứt phá mà còn khơi dậy tinh thần đổi mới và vai trò trung tâm của lực lượng lao động.
“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số mạnh mẽ, việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Trong phân xưởng sản xuất hiện đại tại Nhà máy Unilever – Củ Chi, TP. HCM, nơi dây chuyền máy móc hoạt động không ngơi nghỉ, có một người đàn ông luôn âm thầm đi bên cạnh từng cải tiến. Đó là anh Trần Tiến Đạt (SN 1994) – Trưởng nhóm Bảo trì & Dự án tự động hóa thông minh phân xưởng PBC.
Xem thêm