Công nhân bị nợ lương bươn chải mưu sinh dịp lễ
Người lao động

Công nhân bị nợ lương bươn chải mưu sinh dịp lễ

PHAN NGUYÊN
Tác giả: PHAN NGUYÊN
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, nhiều công nhân Công ty Dệt Hoà Khánh (Đà Nẵng) vẫn bươn chải để có thu nhập trang trải cuộc sống.
Công nhân làm xuyên lễ được tăng lương, tăng tiền ăn

Anh Lưu Đông (46 tuổi, quê Đà Nẵng) có 20 năm làm thợ cơ khí tại Công ty CP Dệt Hòa Khánh chia sẻ, từ khi mất việc anh bươn chải đủ nghề để lo hai đứa con trai ăn học, đứa lớn vừa vào đại học, đứa nhỏ năm nay lên lớp 10.

Là trụ cột của gia đình, nay lâm cảnh thất nghiệp, lại bị công ty nợ 3 tháng lương và 20 triệu tiền trợ cấp thôi việc, cuộc sống vốn dĩ khó khăn nay lại càng khó khăn hơn.

Anh Đông kể, anh từng là thợ cơ khí giỏi nhất nhì trong công ty, có thời điểm là Phó Giám đốc Xí nghiệp nhưng bây giờ thất nghiệp, chật vật đi xin việc và bị từ chối vì lớn tuổi.

Người lao động bị nợ lương bươn chải kiếm sống dịp lễ

Anh Lưu Đông từng là Phó Giám đốc một Xí nghiệp tại Công ty CP Dệt Hòa Khánh nay đi giao hàng. Ảnh: PHAN NGUYÊN

Sau đó, anh đi sửa chữa cơ khí dạo nhưng công việc bấp bênh, thu nhập không ổn định. Nửa tháng trở lại đây, anh nhận gà ủ muối về bán, khi có khách đặt anh làm luôn shipper.

“Chừ đụng chi làm nấy, tranh thủ lễ họ nghỉ mình làm kiếm thêm mấy đồng lo cho con. Sáng nay mình giao được 3 đơn, chiều nay giao thêm mấy đơn nữa” - anh Đông phấn khởi.

Nói về việc Công ty CP Dệt Hòa Khánh nợ lương, bảo hiểm xã hội và các chế độ liên quan, anh Đông cho biết, nhờ sự vào cuộc quyết liệt các cấp công đoàn, công ty đã thanh toán nợ bảo hiểm xã hội vào ngày 17/4. Ngay sau đó, anh đến Trung tâm Dịch vụ việc làm Đà Nẵng làm hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thấp nghiệp. Trung tâm hẹn ngày 23/5 trả kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp của anh.

Tương tự anh Đông, anh Huỳnh Thuyền có 30 năm làm công nhân sửa chữa máy nhuộm tại Công ty CP Dệt Hòa Khánh sau khi tốt nghiệp kỹ sư Điện tử tại Đại học Bách Khoa Đà Nẵng. Gắn bó cùng doanh nghiệp đi qua bao thăng trầm, anh đinh ninh rằng sẽ làm việc ở đây cho đến khi về hưu. Nhưng, ngày 27/2/2024, lãnh đạo Công ty tuyên bố dừng hoạt động. Mất việc, người đàn ông 54 tuổi cầm hồ sơ đi khắp nơi xin việc nhưng đều bị từ chối vì lí do tuổi quá lớn.

Công nhân bị nợ lương bươn chải mưu sinh dịp lễ
Từ ngày mất việc, anh Huỳnh Thuyền làm đủ nghề để mưu sinh. Ảnh: NVCC

Có thời gian anh chán nản, muốn buông xuôi nhưng nghĩ đến con gái đang học đại học năm cuối, anh vực dậy tinh thần đi làm kiếm tiền lo cho con ăn học đến nơi đến chốn.

Tranh thủ dịp lễ, Tết anh đi bán bóng bay còn ngày thường thì đi giữ xe, làm bảo vệ. Anh mong muốn Công ty CP Dệt Hòa Khánh sớm trả nợ 3 tháng lương và 44 triệu đồng tiền trợ cấp thôi việc để anh có tiền phòng những lúc rủi ro, đau ốm.

Công nhân bị nợ lương bươn chải mưu sinh dịp lễ

Anh Huỳnh Thuyền vui mừng khi vừa nhận được công việc giữ xe tại sân bóng dịp lễ 30/4. Ảnh: NVCC

Bà Chịnh (64 tuổi, quê Thanh Hóa) kể, sau khi chồng mất, không muốn làm gánh nặng cho con gái mới lập gia đình nên quyết định vào Đà Nẵng kiếm việc làm. Năm 2008, bà xin vào làm tạp vụ cho Công ty CP Dệt Hòa Khánh, cho đến ngày 1/3/2024 bà nghỉ việc sau thông báo tạm dừng hoạt động của công ty.

Theo bà Chịnh, sau khi mất việc, công ty còn nợ 3 tháng lương, bà không có tiền về quê. Không biết chạy xe máy, bà may mắn kiếm được công việc rửa chén gần nhà.

“Tôi đi rửa chén làm từ 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa, mỗi buổi họ trả 150 ngàn đồng, bao ăn”, bà Chịnh khoe.

Người lao động bị nợ lương bươn chải kiếm sống dịp lễ
Bà Chịnh chia sẻ niềm vui sau khi xin được công việc rửa chén trong những ngày lễ. Ảnh: PHAN NGUYÊN

Hồi tháng 10/2023, trong lúc làm việc tại Công ty Dệt Hòa Khánh, bà bị ngã gãy tay, tỷ lệ thương tật 10%, phải nghỉ làm 1 tháng. Sau khi bị gãy tay, sức khỏe yếu không làm việc nặng được nên bà Chịnh vui mừng khi tìm được công việc rửa chén gần nhà.

“Có lại việc là mừng rồi con, có việc là bà đi làm không kể chi lễ Tết”, bà Chịnh nói.

Cuối tháng 2/2024, toàn thể người lao động Công ty CP Dệt Hòa Khánh bị mất việc và dừng đóng bảo hiểm sau thông báo tạm ngừng hoạt động của lãnh đạo công ty.

Phần lớn những người lao động có thâm niên rơi vào cảnh chật vật khi đi xin việc mới, đa số bị từ chối vì lớn tuổi.

Người lao động bị nợ lương bươn chải kiếm sống dịp lễ
Người lao động đến trụ sở Công đoàn Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng ký đơn khởi kiện. Ảnh: PHAN NGUYÊN

Thời điểm đó, Công ty CP Dệt Hòa Khánh còn nợ người lao động 3 tháng lương (tháng 11,12/2023, tháng 1/2024) với số tiền là 1,658 tỷ; hơn 4 tỷ đồng tiền trợ cấp thôi việc và nợ 9 tháng bảo hiểm xã hội.

Sáng 1/4/2024, hàng chục người lao động tập trung tại trụ sở Công ty CP Dệt Hòa Khánh ở Lô B, đường số 9, Khu công nghiệp Hòa Khánh, TP Đà Nẵng để đòi quyền lợi.

Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng đã hỗ trợ 89 người lao động khởi kiện doanh nghiệp để đòi quyền lợi.

Người lao động bị nợ lương bươn chải kiếm sống dịp lễ

Người lao động biểu quyết không đồng tình phương án trả nợ của chủ doanh nghiệp. Ảnh: PHAN NGUYÊN

Sau đó, trong hai ngày 16 và 17/4, lãnh đạo Công ty CP Dệt Hòa Khánh đã trả nợ 1,420 tỷ đồng bảo hiểm xã hội. Hiện công ty này còn nợ người lao động 3 tháng lương với số tiền là 1,658 tỷ đồng và hơn 4 tỷ đồng tiền trợ cấp thôi việc.

Ngày 24/04, tại phiên hòa giải thứ nhất do lãnh đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận Liên Chiểu và lãnh đạo LĐLĐ quận Liên Chiểu chủ trì, 55 người lao động tham gia (vắng mặt 34 người lao động) không đồng tình với phương án trả nợ lương và trợ cấp thôi việc của chủ doanh nghiệp.

Ông Lê Văn Đại - Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Đà Nẵng cho biết sẽ chuyển đơn khởi kiện của 55 lao động tham gia hòa giải không thành sang Tòa án Nhân dân quận Liên Chiểu để thụ lý vụ việc nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Đồng thời, sẽ yêu cầu hòa giải viên lao động tổ chức buổi hòa giải tiếp theo cho 34 người lao động còn lại.

Video: Bà Chịnh chia sẻ về cuộc sống sau khi mất việc, bị doanh nghiệp nợ lương

Lãnh đạo Công ty Dệt Hòa Khánh hứa thanh toán nợ bảo hiểm xã hội Lãnh đạo Công ty Dệt Hòa Khánh hứa thanh toán nợ bảo hiểm xã hội

Ông Nguyễn Chánh - Tổng Giám đốc Công ty CP Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng cho biết sẽ thanh toán trên 1,3 tỷ tiền ...

Người lao động ký đơn khởi kiện Công ty CP Dệt Hòa Khánh Người lao động ký đơn khởi kiện Công ty CP Dệt Hòa Khánh

Sáng 12/4, 88 người lao động đã ký đơn khởi kiện Công ty CP Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng về vấn đề nợ lương, ...

Công ty Dệt Hòa Khánh trả nợ bảo hiểm xã hội, người lao động Công ty Dệt Hòa Khánh trả nợ bảo hiểm xã hội, người lao động "mừng rớt nước mắt"

Người lao động Công ty CP Dệt Hòa Khánh vô cùng vui mừng khi doanh nghiệp vừa thanh toán 1,350 tỷ đồng tiền nợ bảo ...

Hòa giải bất thành vụ kiện Công ty Dệt Hòa Khánh Hòa giải bất thành vụ kiện Công ty Dệt Hòa Khánh

Phiên hòa giải đầu tiên bất thành do người lao động không đồng ý với phương án trả nợ lương, trợ cấp thôi việc từ ...

Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, bản thân người lao động phải tái định vị chính mình, từ tư duy “làm để được trả lương” sang “làm để đóng góp, làm để phát triển”. Chỉ khi người lao động coi mỗi công việc là một trải nghiệm học tập, một cơ hội rèn luyện kỹ năng và phát triển bản thân, họ mới thực sự trở thành nhân tố không thể thiếu trong chuỗi giá trị, trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập, đặc biệt đối với người có từ 15 năm công tác trở lên tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khiến họ chịu thiệt thòi so với người làm việc ở các vùng khác.
Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.

Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Ở nơi mùi hóa chất hòa vào tiếng máy móc ầm ầm vận hành mỗi ngày, có một người đàn ông lặng lẽ dành cả tâm huyết của mình để biến điều không thể thành có thể. Đó là anh Nguyễn Thanh Lâm (SN 1976) – cán bộ kỹ thuật phụ trách An toàn lao động, đồng thời là Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần TICO TP. HCM – một người lao động tận tụy, đam mê nghề đến mức luôn “nghĩ về nhà máy” ngay cả sau giờ làm việc…
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.
Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị được Tổng Bí thư Tô Lâm ví như một “Khoán 10” trong lĩnh vực khoa học, công nghệ cho thấy khát vọng bứt phá mà còn khơi dậy tinh thần đổi mới và vai trò trung tâm của lực lượng lao động.
“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số mạnh mẽ, việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Trong phân xưởng sản xuất hiện đại tại Nhà máy Unilever – Củ Chi, TP. HCM, nơi dây chuyền máy móc hoạt động không ngơi nghỉ, có một người đàn ông luôn âm thầm đi bên cạnh từng cải tiến. Đó là anh Trần Tiến Đạt (SN 1994) – Trưởng nhóm Bảo trì & Dự án tự động hóa thông minh phân xưởng PBC.
Xem thêm