
Cụ thể, ngày 3/8 chung kết cuộc Miss Grand Vietnam 2024 và Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 đều diễn ra. Miss Grand Vietnam 2024 có 1 Hoa hậu và 4 Á hậu; Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 có 1 Hoa hậu và 2 Á Hậu. Trước đó một ngày, 8 người đẹp được vinh danh trong một cuộc thi Hoa hậu dành cho doanh nhân.
Tức là, riêng trong tối ngày 3 tháng 8, Việt Nam có 2 Hoa hậu, 6 Á hậu. Cộng với 1 Hoa hậu và 7 Á hậu của ngày 2 tháng 8, Việt Nam có tổng 3 Hoa hậu, 13 Á hậu. Theo thống kê những năm gần đây, trung bình, mỗi năm, Việt Nam có tới 60 cuộc thi nhan sắc. Và, với đà này, con số cuộc thi nhan sắc với những danh xưng Hoa hậu, Á hậu, Hoa khôi sẽ còn tăng chóng mặt.
Câu hỏi cốt lõi đặt ra, các cuộc thi Hoa hậu để làm gì?
Các cuộc thi Hoa hậu đầu tiên trong lịch sử thế giới tổ chức trong bối cảnh xã hội trọng nam khinh nữ nặng nề. Các cuộc thi tôn vinh vẻ đẹp, tri thức và phẩm hạnh của phụ nữ phần nào là tiếng nói nâng cao nhận thức về vai trò của phụ nữ trong đời sống.
Dần dần, khi xã hội bình quyền hơn, vai trò của phụ nữ là thứ không còn gì phải tranh cãi, người ta bắt đầu thấy nhiều mặt trái của các cuộc thi nhan sắc. Cụ thể, những tiếng nói phản kháng cho rằng, các cuộc thi nhan sắc hiện đại đang bị công nghiệp hóa nghiêm trọng. Hình thức tổ chức của các kỳ thi cũng vô hình hạ thấp vai trò của phụ nữ khi họ phải mặc bikini, trình diễn năng khiếu và thể hiện “trí khôn của ta đây” trước những giám khảo là đàn ông. Điều này là xem nhẹ phụ nữ khi cho rằng họ chỉ có giá trị khi được đàn ông đánh giá. Đó là lý do, gần đây, ban giám khảo các kỳ thi Hoa hậu có sự xuất hiện nhiều hơn của phụ nữ.
Song, có một điều không thể thay thế hay sửa đổi ở các kỳ thi hoa hậu, đó là tiêu chuẩn hóa vẻ đẹp của phụ nữ. Phụ nữ đẹp là phải có chiều cao, mũi thẳng, cằm V-line… Điều này vô hình xem nhẹ những vẻ đẹp khác vốn rất đa dạng và phong phú ngoài đời sống. Nó tạo áp lực về vẻ bề ngoài và thúc đẩy nền công nghiệp phẫu thuật thẩm mỹ khiến những người phụ nữ mang “gương mặt đồng phục”.
Chưa hết, luật lệ của các kỳ thi hoa hậu cũng có nhiều vấn đề. Đa phần, những người phụ nữ tham gia kỳ thi sẽ trải qua các vòng liên quan tới trang phục dạ hội, trang phục truyền thống, trang phục bikini, biểu diễn năng khiếu, trả lời vấn đáp…
Vậy, người phụ nữ mặc áo công nhân, với gương mặt mướt mả mồ hôi trong công xưởng có đẹp không? Người phụ nữ tất tả ngược xuôi theo những con tôm, con tép ngoài chợ mà không phấn son, giày cao gót có phản lại tiêu chuẩn đẹp của các kỳ thi nhan sắc vốn tạo hình tiêu chuẩn vẻ đẹp của phụ nữ không?
Theo như luật thi của các kỳ thi nhan sắc, vô hình, chắc chắn câu trả lời là không. Nhưng với đời sống thực tại, câu trả lời là có. Vẻ đẹp của phụ nữ hay đàn ông nằm ở sự đa dạng. Người này mũi cao, người kia mũi thấp, người này quần là áo lượt, người kia lam lũ tất tả… Mỗi người, mỗi tạo hình, tự thân đều mang vẻ đẹp của tạo hóa. Họ có vai trò riêng trong xã hội và mang cả những sự tự tôn riêng về ngoại hình cũng như trí tuệ, năng khiếu.
Và đến đây, chúng ta sẽ thấy, nhìn chung, các cuộc thi sắc đẹp có cũng được mà không có cũng không sao. Đồng thời, việc công nghiệp hóa, đại trà hóa các cuộc thi nhan sắc cũng là chuyện bình thường của cung cầu. Khi nhiều người trong xã hội theo đuổi sự ghi nhận bên ngoài với tiêu chuẩn vẻ đẹp của nền công nghiệp sắc đẹp, chắc chắn, sẽ còn nhiều hơn nữa những cuộc thi hoa hậu.
Những cụm từ như “đấu trường nhan sắc”, “bản đồ sắc đẹp” là thái quá và nực cười. Sắc đẹp, tự thân nó không cần tranh đấu hay đua chen với bất cứ ai, với bất cứ điều gì. Nó là lòng tự tin tự thân vào cơ thể, trí tuệ tinh thần của cá nhân.
Vẻ đẹp của phụ nữ không cần bất cứ ai chấm điểm hay trao quà!
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết "Công nghiệp hóa” hoa hậu, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee”
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
