![]() |
Bị cáo Trang khóc tại tòa. Ảnh: HOÀNG TRIỀU (Báo Người lao động) |
Dư luận không chỉ mong mỏi công lý được thực thi đầy đủ mà hy vọng bản án dành cho chúng sẽ cảnh tỉnh những kẻ rắp tâm tàn ác tương tự…
Dù cho luật pháp đã có khá nhiều “hàng rào” pháp lý để ngăn ngừa trẻ em vô tội bị đòn roi, bạo hành ác độc và sẵn sàng trừng trị đích đáng những kẻ tàn ác nhưng những vụ án đau lòng thỉnh thoảng vẫn gây chấn động dư luận. Cái chết của bé V.A sau những ngày dài bị “dì ghẻ” Nguyễn Võ Quỳnh Trang hành hạ dã man và cha ruột Nguyễn Kim Trung Thái "tiếp tay" đã gây phẫn nộ một thời gian dài.
Chẳng máu mủ ruột rà và có thể coi con người tình là gánh nặng, Trang ra tay còn có thể hiểu nhưng tại sao cha ruột, yêu thương con không hết lại nhẫn tâm để mặc cho con mình bị hành hạ đớn đau như vậy?
Kinh hoành thay, trong cáo trạng và lời khai của hai kẻ thủ ác, có những dấu hiệu cho thấy Thái cũng phạm những hành vi man rợ như Trang! Bởi lẽ đó, luật sư bảo vệ cho bé V.A. đã nhiều lần yêu cầu đổi tội danh, làm rõ hành vi giết người của Thái và dư luận mong mỏi Thái phải bị trừng phạt đúng với tội danh của mình.
Không ai mong muốn trừng trị kẻ khác để hả hê hay thỏa mãn đám đông nhưng họ có quyền đòi hỏi hành vi nào mức án đó và công lý phải đến với em bé xấu số. Làm được như vậy, rõ ràng mọi thứ thì pháp luật không chỉ được thượng tôn mà tác dụng răn đe cũng vô cùng lớn. Đó mới là mục đích chính mà phiên tòa nào cũng cần hướng đến chứ không chỉ là bản án ra sao cho hung thủ.
Trừng phạt nặng kẻ tàn độc như Trang hay Thái có thể làm cho người ở lại nhẹ lòng hay không? Chắc chắn là không bởi nỗi đau của những người thân có khi dai dẳng còn dài nhưng bản án thích đáng sẽ giúp bớt dần những trẻ em - nạn nhân sau này. Rất có thể, còn ngăn chặn được chuyện tương tự trong tương lai.
Tội trạng ra sao, mức án thế nào phiên tòa sắp tới sẽ quyết định nhưng chúng ta mong mỏi công lý phải được thực thi. Không chỉ để trừng trị “dì ghẻ” tàn ác và cha ruột nhẫn tâm mà còn răn đe, khiến những kẻ đã, đang và sẽ rắp tâm trút đòn roi, giận dữ, uẩn ức lên trẻ em vô tội chùn tay, e sợ. Bản án đúng tình, hợp lý sẽ giúp nhiều trẻ em không may rơi vào gia cảnh trái ngang bớt chịu đánh đập dã man và thiệt mạng oan uổng, ra đi đau đớn…
Còn người lớn chúng ta, nếu không chung sống được với nhau nữa thì ít nhất đừng làm khổ thêm con cái vì chia tay đã đủ thương tổn cho chúng rồi. Dạy bảo không được đồng nghĩa với đòn roi, những tức giận cuộc đời và bất hạnh của riêng mình không nên trút vào trẻ con, nhất là với những đứa trẻ đã chịu nỗi đau chia lìa ly tán cha mẹ từ bé. Chúng có an toàn, người lớn mới bình yên và xã hội mới an lành. Trẻ em sinh ra để được yêu thương và bảo bọc chứ không phải hứng chịu uẩn ức của người lớn…
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan".
|
![]() Bản án nào cũng không thể làm cô bé 8 tuổi sống lại, trừng phạt nào cũng đã quá muộn màng và vô vàn giận ... |
![]() Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam với Võ Nguyễn Quỳnh Trang, để ... |
![]() Báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết kit test của Việt Á có kết quả kiểm định chính ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
