![]() |
Nhu cầu tuyển dụng NLĐ tăng cao tại ngành Dệt may. Ảnh: NGỌC TIẾN |
Việc tuyển dụng LĐPT thậm chí còn gặp nhiều khó khăn, nhất là nghề may khi thanh niên có xu hướng làm cơ khí, điện tử, kinh doanh. Thêm vào đó, các thị trường lao động nước ngoài như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc,... cũng thu hút nhiều NLĐ.
![]() |
Thông tin tuyển dụng trong phiên giao dịch việc làm lưu động. Ảnh: TL |
Trong 6 tháng đầu năm 2022, toàn TP Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 117.931 NLĐ, đạt 73,7% kế hoạch năm, tăng 20,5% so với cùng kì năm 2022. Tính riêng trong phiên giao dịch việc làm diễn ra trong ngày 2/7/2022 tại quận Long Biên, Hà Nội đã chốt được hơn 7.000 hợp đồng lao động.
LNhững ngành nghề đang có nhu cầu tuyển dụng lượng lớn lao động là dịch vụ (du lịch, lưu trú, bán hàng, dệt may, công nghệ thông tin, thương mại điện tử… ). Việc các doanh nghiệp “khát” nguồn nhân lực cũng một phần do các doanh nghiệp mở rộng sản xuất và bù đắp nhân lực thiếu hụt trước đó vì ảnh hưởng của Covid-19.
![]() |
Nhà tuyển dụng và NLĐ. Nguồn: LĐTĐ |
Để thực hiện được mục tiêu 6 tháng cuối năm, TP Hà Nội tiếp tục thực hiện các giải pháp thúc đẩy thị trường lao động một cách cụ thể như: Rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính; Định hướng đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm cho NLĐ khi bị mất việc làm; Triển khai thực hiện tốt chính sách hỗ trợ cho vay vốn tạo việc làm, xuất khẩu lao động, phát triển sản xuất; Khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công nghiệp truyền thống.
Ngoài ra, TP cũng sẽ tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ NLĐ như: Giảm mức đóng Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; Hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ. Tiếp tục triển khai hỗ trợ NLĐ tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; Hỗ trợ NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất, nâng cao kết nối cung cầu lao động, hỗ trợ tiền thuê nhà cho NLĐ.
Thêm nữa, để khắc phục tình trạng các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng LĐPT số lượng lớn, các trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội đã chủ động nắm bắt thông tin từ NLĐ để kết nối liên lạc thông qua các ứng dụng như email, Zalo… để tư vấn. Nhiều doanh nghiệp còn chủ động xuống tận phường để tuyên truyền nhu cầu việc làm.
Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trên cả nước cũng tăng cao. Theo số liệu của Bộ LĐ&TBXH năm 2022, nhu cầu của các doanh nghiệp cần tuyển dụng là gần 1,3 triệu lao động, chủ yếu là LĐPT không yêu cầu bằng cấp chứng chỉ (chiếm 75%).
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội dự báo, trong năm 2022, đại dịch Covid-19 vẫn có những tác động tiêu cực đến thị trường lao động, sẽ còn tình trạng mất cân đối cung – cầu lao động cục bộ, thiếu hụt lao động tại các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
