![]() |
Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Hoàng Hồng Giang chủ trì cuộc họp trực tuyến với các cơ quan, doanh nghiệp về vụ việc 12 thuyền viên tàu Việt Tín 01. Ảnh: ST |
Thuyền viên tàu Việt Tín 01 đã không được chủ sử dụng lao động là Công ty TNHH Công nghệ mới Thuận Thiên thực hiện trách nhiệm trả lương trong nhiều tháng và tiền ăn trong các tháng 6, tháng 8/2020. Công ty này cũng đã không thực hiện “lời hứa” với Cục Hàng hải Việt Nam là chuyển số tiền 22.000 RM (tiền Malaysia) tương đương với 5.100 USD để đại lý làm thủ tục đưa các thuyền viên tàu Việt Tín 01 về nước.
Theo ông Lương Quyết Thắng - Thuyền trưởng tàu Việt Tín 01, tính đến hết tháng 7/2020, Công ty TNHH Công nghệ mới Thuận Thiên còn nợ tiền ăn từ ngày 25/03 đến ngày 31/7 là 51.770.000 đồng. Tiền lương của 12 thuyền viên từ ngày 25/3 đến ngày 31/7/2020 là 963.479.000 đồng. Tiền điện thoại theo hợp đồng đã ký là 500.000 đồng/người. Tiền vệ sinh két dầu nhờn máy chính là 20.000.000 đồng. Tổng số tiền công ty còn nợ là 1.041.249.000 đồng (một tỷ không trăm bốn mốt triệu hai trăm bốn mươi chín nghìn đồng).
Tổ chức Liên đoàn Công nhân Vận tải Quốc tế (ITF) đã làm việc với nhà chức trách Malaysia và thống nhất phương án đưa thuyền viên rời tàu, lên bờ, kiểm tra Covid-19 và được hỗ trợ chi phí ăn, ở.
![]() |
Cuộc họp có sự tham dự của đại diện của các đơn vị như Cục Đăng kiểm Việt Nam, đại diện lãnh đạo Công ty TNHH Công nghệ mới Thuận Thiên. Ảnh: ST |
Đã gần 1 tháng trôi qua kể từ cuộc họp trực tuyến do Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Hoàng Hồng Giang chủ trì với các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp nhằm kịp thời hỗ trợ các thuyền viên tàu Việt Tín 01 tại khu vực Johor, Malaysia (ngày 17/7).
Ông Nguyễn Hữu Huấn - Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ mới Thuận Thiên; ông Bùi Hữu Chương - Phó Giám đốc Công ty CP Vận tải Việt Tín (người được ủy quyền giải quyết vụ việc) đã trình bày về tình trạng của tàu và của thuyền viên. Các thành viên dự họp cũng được nghe thông tin từ ông Lương Quyết Thắng - Thuyền trưởng trên tàu Việt Tín 01 hiện đang neo tại Johor, Malaysia.
Kết luận tại cuộc họp, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Hoàng Hồng Giang khẳng định, Công ty CP Vận tải Việt Tín hiện vẫn đang là chủ tàu Việt Tín 01, do vậy vẫn phải chịu trách nhiệm với con tàu và các thuyền viên trên tàu theo quy định của pháp luật về hàng hải. Công ty TNHH Công nghệ mới Thuận Thiên là đơn vị ký hợp đồng với các thuyền viên, thợ sửa chữa và điều động nhân lực này xuống tàu, chịu trách nhiệm trực tiếp về sự an toàn, chế độ chính sách liên quan đến các thuyền viên và thợ sửa chữa trên tàu Việt Tín 01.
Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam yêu cầu, ngay sau cuộc họp, Công ty CP Vận tải Việt Tín và Công ty TNHH Công nghệ mới Thuận Thiên khẩn trương có văn bản báo cáo cụ thể, chi tiết các nội dung liên quan với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về tình hình tàu Việt Tín 01 và các thuyền viên tại Malaysia, kèm theo đầy đủ hồ sơ và các giấy tờ có liên quan. Mặt khác, hai công ty có biện pháp liên lạc với các thuyền viên tại Malaysia để nắm rõ tình hình, kịp thời chia sẻ, hỗ trợ, nhất là về vấn đề lương thực, sức khỏe, y tế...
![]() |
Hình ảnh tàu Việt Tín 01 đang mắc kẹt tại Malaysia do thiếu 4 chức danh trên tàu và không đảm bảo điều kiện an toàn hàng hải. Ảnh: Thuyền viên cung cấp |
Tuy nhiên, đã gần 1 tháng trôi qua và có tới 3 văn bản của Cục Hàng hải Việt Nam, các đơn vị này vẫn không thực hiện yêu cầu nói trên. Điều này, đồng nghĩa với việc các thuyền viên tàu Việt Tín tiếp tục phải lọc nước biển để sử dụng cùng điều kiện sinh hoạt kham khổ.
Theo thông tin từ Cục Hàng hải Việt Nam, hiện cơ quan này đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc sang Thanh tra Hàng hải và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hải Phòng để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
![]() |
![]() |
![]() |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
