Chống dịch bằng... tinh thần Cuộc thi “VNAer tự hào, cống hiến” cùng doanh nghiệp vượt qua dịch bệnh
|
![]() |
Ông Lâm Quang Nam - Quyền Giám đốc kiêm Chủ tịch Công đoàn Trung tâm Huấn luyện Bay |
Bà Nguyễn Thị Mỹ Phương - Trưởng khoa Huấn luyện Chuyên ngành, Trung tâm Huấn luyện Bay chia sẻ: “Dịch bệnh Covid-19 bùng phát khiến Trung tâm phải ngừng tổ chức các lớp huấn luyện từ tháng 3/2020.Dịch bệnh ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đào tạo lại, đào tạo mới phi công, tiếp viên, nhân viên mặt đất của Trung tâm Huấn luyện Bay. Các lớp học tập trung không tổ chức được. Trong khi đó, đến thời hạn, phi công, tiếp viên và nhân viên điều hành khai thác vẫn cần có chứng chỉ huấn luyện an toàn khai thác theo quy định.
Việc phải ngừng các lớp đào tạo do dịch bệnh dẫn đến tình trạng phi công, tiếp viên, nhân viên điều hành khai thác không đủ điều kiện tham gia phục vụ chuyến bay do không được gia hạn chứng chỉ. Theo quy định của Cục Hàng không Việt Nam, phi công, tiếp viên, nhân viên vận hành khai thác phải tham gia huấn luyện an toàn khai thác 1 năm/lần.
![]() |
Huấn luyện định kỳ dành cho thành viên phi hành đoàn. Ảnh: FTC |
Có thời điểm, 1.000 phi công, 3.000 tiếp viên và hàng nghìn nhân viên điều hành khai thác không thể tham gia đào tạo tập trung do dịch bệnh. Nếu không tham gia được chương trình huấn luyện định kì, sau 12 tháng, họ sẽ phải tham gia huấn luyện phục hồi với thời gian dài hơn và tốn kém hơn. Các hãng hàng không cũng khó sắp xếp nguồn nhân lực do quy định cách ly sau mỗi chuyến bay hoặc xuất hiện ca dương tính”.
Trong 3 tháng liên tục, cán bộ của Trung tâm đã ngày đêm nghiên cứu xây dựng chương trình E - Learning. Theo quy định của Cục Hàng không Việt Nam, chương trình huấn luyện định kì dành cho phi công và tiếp viên phải bao gồm cả 2 phần: Lý thuyết và thực hành.
Theo bà Phương, chương trình cần phải tách ra những nội dung nào có thể huấn luyện online để học viên có thể tự học ở nhà, nghiên cứu video, tài liệu. Để xây dựng chương trình online này rất mất thời gian, công sức. Nhất là phải quay, dựng video clip về nội dung huấn luyện. Trung tâm phải thực hiện toàn bộ các video này bằng công nghệ… điện thoại thông minh và lòng nhiệt tình của các giáo viên.
![]() |
Huấn luyện định kỳ dành cho thành viên phi hành đoàn. Ảnh: FTC |
“Khó nhất là làm sao để chương trình đảm bảo chất lượng, được Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn. Trong năm 2020, Cục Hàng không Việt Nam đã ra quy định về chương trình huấn luyện dành cho tiếp viên, phi công. Cụ thể, khung thời gian đối với phần lý thuyết là 30 – 38 giờ huấn luyện. Nếu tính theo ngày làm việc 8 tiếng, mỗi phi công, tiếp viên phải mất 5 ngày tham gia huấn luyện lý thuyết, chưa kể phần thực hành. Việc đưa chương trình huấn luyện từ bàn giấy lên internet làm sao phải giúp học viên sử dụng thuận tiện, dễ dàng đọc, hiểu, nắm bắt kiến thức để có thể thực hiện tốt các bài kiểm tra” – bà Phương chia sẻ.
Do đó, Trung tâm Huấn luyện Bay đã thiết kế chương trình huấn luyên phần lý thuyết trên E-Learning theo đúng thời lượng được yêu cầu và tạo lớp cho học viên vào học trong 1 tháng. Học viên có thể chủ động mỗi ngày có 1 - 2 giờ học cho đến khi hoàn thành khóa học. Chương trình huấn luyện thực hành sẽ được thực hiện khi có thể tổ chức các lớp học tập trung và được Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt nhân nhượng.
Các hãng hàng không cũng không phải dồn nhân lực vào công tác huấn luyện, giảm bớt khó khăn trong công tác sắp xếp, điều hành đội bay. Nhất là trong giai đoạn số chuyến bay ít, lượng phi công, tiếp viên, nhân viên điều hành khai thác phải cách ly nhiều.
![]() |
Trao đổi trực tuyến trong quá trình học (lớp định kỳ giáo viên) |
![]() |
![]() |
Một số hình ảnh của chương trình huấn luyện online |
Trung tâm đưa chương trình huấn luyện lý thuyết để học viên tham gia trước. Khi dịch bệnh được kiểm soát thì tổ chức ngay chương trình học thực hành tại tổ hợp SIM huấn luyện của Trung tâm.
Đã có rất nhiều học viên là phi công, tiếp viên, nhân viên điều hành khai thác (OCC), đối tượng không tham gia đào tạo tại Trung tâm huấn luyện tham gia huấn luyện E-Learning. Từ đó tiết kiệm nhân lực, thời gian, di chuyển, đảm bảo nguồn lực bay, tránh tình trạng đi bay nhưng bằng cấp hết hạn, không được cấp chứng chỉ huấn luyện định kỳ, phải tham gia đào tạo lại.
“Dịch bệnh còn diễn biến phức tạp và không thể dự báo trước. Chương trình E-Learning mang lại giá trị không đo đếm được. Từ ý tưởng ban đầu đã được Ban Tổ chức Nhân lực của Vietnam Airlines thẩm định, đánh giá và công nhận, đưa vào áp dụng trong Tổng công ty. Công đoàn tích cực hỗ trợ cán bộ, đoàn viên tham gia nghiên cứu về mặt vật chất, có động viên khen thưởng kịp thời sau mỗi giai đoạn thử nghiệm thành công” – ông Lâm Quang Nam – Quyền Giám đốc kiêm Chủ tịch Công đoàn Trung tâm Huấn luyện Bay cho biết.
![]() |
Huấn luyện định kỳ dành cho thành viên phi hành đoàn. Ảnh: FTC |
Nói về lớp học E-Learning, Ngô Huỳnh Ngọc Thủy 67, Liên đội 1.05 (Đoàn Tiếp viên) chia sẻ: “Tham gia lớp học E– Learning. em cảm thấy rất tiện lợi do có thể rảnh lúc nào học lúc đó. Nếu như học tập trung như trước đây phải chiếm lĩnh lượng kiến thức phức tạp trong nhiều ngày liên tục sẽ khiến tụi em không thể tiếp nhận được hết thì học E-Learning có thể khúc mắc chỗ nào hỏi thầy giáo chỗ đó, rất thuận tiện. Với sự phát triển của công nghệ, học viên có thể tiếp cận bài giảng bằng nhiều phương tiện như máy tính bảng, điện thoại di động, laptop và chủ động học ở mọi không gian, thời gian".
Cũng theo các học viên khác, chương trình giúp người học kiểm soát việc học của bản thân nhiều hơn do chủ động việc học theo tốc độ của mình, dù nghỉ ốm hay tham gia hoạt động khác vẫn có thể bắt kịp tiến độ học tập của lớp. Đồng thời học viên hiểu vấn đề sâu hơn, phát triển tư duy và các kỹ năng khác. Nếu thực hiện nghiêm túc và sắp xếp thời gian hợp lý, học viên sẽ học hiệu quả, có thời gian dành cho các hoạt động khác.
![]() |
Hình ảnh về huấn luyện thực hành. Ảnh: FTC |
![]() |
Hình ảnh về huấn luyện thực hành. Ảnh: FTC |
![]() |
![]() |
![]() |